Trên thế giới có nhiều nơi hoang vắng, chim không bao giờ hót, cây chẳng bao giờ mọc. Những cư dân địa phương thường cho rằng những nơi ấy đã bị lời nguyền mặc dù có lẽ nó luôn luôn không phải vậy. Các nhà khoa học cho rằng điều đó có thể xảy ra chỉ vì không khí bị nhiễm độc.
Hồ Kakhynaidakh ở nước Cộng Hoà Yahkutia, thuộc Nga còn có tên là Hồ Quỷ. Nước trong hồ đen kịt, hai bên bờ hồ bị che lấp bởi những cây hoá than, hàng đống xỉ than và đất than bùn. Ở gần hồ người ta thường tìm thấy các xác động vật thậm chí cả xác người và chẳng ai biết được nguyên nhân dẫn đến cái chết này.
Câu chuyện bắt đầu vào đầu thế kỷ 20. Một ngư dân địa phương, một ngày nọ sau khi quăng lưới bắt cá ở hồ thì đột nhiên trông thấy nước hồ bắt đầu sôi lên trước chính mắt mình. Lát sau ông ta nghe thấy một tiếng nổ, ông ngã lăn ra đất và lấy một tấm vải bạt che mình lại. Ông ta ở đó cho đến tận khi trời tổi hẳn. Người này đứng dậy và thấy quần áo mình đã bị rách nát và phần lưng bốc cháy. Cá trong lưới của ông đã bị luộc chín. Ngư dân này kéo lưới lên khỏi làn nước nóng và bỏ chạy mất. Con hồ này sau đó được đặt cho cái tên Hồ Quỷ và cũng từ đó không ai dám bén bảng đến chốn bị cho là bị lời nguyền này nữa.
Các nhà địa chất học cho rằng vụ nổ được mô tả trong truyện này là do các trầm tích đang bị đốt cháy trong lòng đất. Rất có khả năng, ngư dân này đã được chứng kiến một vụ nổ chất mê tan diễn ra trong lòng đất dưới con hồ.
Một vùng đất dị thường khác nằm ở tỉnh Kamchatka, Nga, không xa thung lũng Geyser. Vùng này còn có tên khác là Thung Lũng Chết. Những xác chết của các loài vật được tìm thấy ở khắp nơi tại đây. Thật khó tìm thấy rau ở đây, những tảng đá trên các sườn núi phủ đầy trầm tích lưu huỳnh. Người ta có thể ngưởi thấy mùi khí lưu huỳnh trong không khí.
Những ai đến vùng này không lâu sau sẽ có cảm giác khô miệng. Sau đó, họ bị đau đầu, huyết áp tăng lên và có thể họ sẽ bị buồn nôn và chóng mặt. Sau khi rời khỏi đây 30 phút người này sẽ bình phục.
Các nhà khoa học cho biết rằng người ta gặp phải những triệu chứng đó ở trong thung lũng này là do bị ngộ độc các bon điôxít và khí lưu huỳnh. Những luồng khí gas bốc lên từ rãnh sâu là kết quả của hoạt động núi lửa. Phải mất một thời gian rất dài các nhà khoa học mới hiểu được rằng vì sao cái chết lại xảy đến nhanh vậy. Chẳng hạn như, một con gấu kếch xù ngay sau khi ăn thịt một con trong các con vật đã chết ở thung lũng này. Điều này chỉ được phát hiện ra vào năm 1982, khi các nhà khoa học tìm thấy các hỗn hợp chất độc cyanic cô đặc cao ở các hơi nước của núi lửa.
Hồ Nyos.
Hồ Nyos và Monoun ở Cameroon cũng nổi tiếng vì gây khó chịu. Những con hồ này được hình thành trong các miệng núi lửa từ khoảng 500 năm trước. Đáy của chúng được phảu đầy đá mắc ma. Những luồng khí gas bốc ra ngoài núi lửa, hoà lẫn với nước màu nâu đất và làm giàu thêm các lớp đáy của những hồ này. Nếu có điều gì đó ảnh hưởng đến những khí này – một cơn gió, một trận lở đất hoặc một trận động đất chẳng hạn – thì các dung dịch này bắt đầu giải phóng axít cácboníc. Theo đúng nghĩa là nó phóng lên trời. Đám khí gas giết chết các loài vật sống ở cách đó nhiều kilômét. Vào tháng 8 năm 1984, 37 người đã bị thiệt mạng khi Hồ Monoun phát nổ. Ngày 21 tháng 8 năm 1986 1.800 người sống trên bờ Hồ Nyos thiệt mạng cũng vì hoàn cảnh tương tự.