Đám mây Oort - Khối cầu băng bao bọc lấy Hệ Mặt trời

Đám Mây Oort được cho là một khối hình cầu các mảnh vụn băng bao quanh hệ mặt trời của chúng ta. Đám mây xa xôi, được dự đoán này có thể kéo dài 1/3 khoảng cách từ Mặt Trời tới ngôi sao bên cạnh - trong khoảng cách chừng 1.000 đến 10.000 đơn vị thiên văn. Chúng ta không biết chính xác nó bắt đầu và kết thúc ở đâu. Theo luật xa gần, Trái Đất cách Mặt Trời khoảng 1 đơn vị thiên văn (khoảng 150 triệu km).


Cân nhắc điều này: Với tốc độ hiện tại khoảng 1 triệu dặm một ngày, tàu vũ trụ Voyager 1 của NASA có vẫn chưa thể chạm đến Đám Mây Oort trong khoảng 300 năm nữa. Và nó sẽ mất khoảng 30.000 năm để chạm tới mặt ngoài.

Năm 1950, nhà thiên văn học người Hà Lan, Jan Oort lần đầu tiên đưa ra quan điểm về khối cầu các thiên thạch băng này để giải thích cho nguồn gốc của các sao chổi mà với nó phải mất hàng nghìn năm mới quay quanh Mặt Trời. Chúng gọi là các sao chổi có vòng đời dài và phần lớn chỉ nhìn thấy một lần theo lịch sử ghi nhận. Những vị khách thường xuyên tới thăm hệ mặt trời bên trong hơn gọi là các sao chổi vòng đời ngắn. Đám Mây Oort được đặt theo tên nhà thên văn Oort.

Có lẽ có hàng trăm tỷ, thậm chí tỷ tỷ, mảnh vụn băng trong Đám Mây Oort. Cứ tỉnh thoảng, có gì đó làm xáo lộn những thiên thạch băng này và nó bắt đầu một đợt rơi rụng dài về phía Mặt Trời của chúng ta. Hai ví dụ mới đây nhất là các sao chổi C/2012 S1 (ISON) và C/2013 A1 Sliding Spring. ISON bị phá hủy khi bay qua quá gần Mặt Trời. Sliding Spring, bị Sao Hỏa hút lại rất gần, 740.000 năm nữa mới quay trở lại hệ mặt trời.

Đám Mây Oort có được cái tên này như thế nào?

Vùng vũ trụ này được đặt theo tên của nhà thiên văn học người Hà Lan, Jan Oort, người đã tiên đoán về sự tồn tại của nó vào năm 1950.

Phát hiện

Đám Mây Oort quá xa không thể quan sát bằng các kính thiên văn hiện tại, vì thế nó chưa được trông thấy tận mắt hay là tìm ra thực sự. Tuy nhiên, nó là dự đoán chính xác nhất của các nhà khoa học về nguồn gốc của các sao chổi có vòng đời dài. Các nhà thiên văn học đã nghiên cứu một vài sao chổi cho rằng chúng đến từ vùng xa xôi của hệ mặt trời này.
Chuyên mục: