Sao Hải Vương - Hành tinh giông bão

Hành tinh tối, lạnh lẽo và gió siêu âm càn quét, hành tinh băng khổng lồ này là hành tinh thứ 8 và là hành tinh xa nhất trong hệ mặt trời. Gấp 30 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt trời, Sao Hải Vương là hành tinh duy nhất hệ mặt trời không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Năm 2011, Sao Hải Vương hoàn thành quỹ đạo kéo dài 165 năm đầu tiên kể từ khi nó được phát hiện năm 1864.


Sao Hải Vương cách xa Mặt trời đến mức giữa trưa trên hành tinh màu xanh dương này trời thường trông như lúc chạng vạng tối trên Trái Đất. Ánh nắng ấm áp chúng ta nhìn thấy ở hành tinh của chúng ta sáng gấp gần 900 lần trên Sao Hải Vương.

Sao Hải Vương là hành tinh đầu tiên được xác định đúng vị trí nhờ các phép toán. Dựa vào những tiên đoán của Urbain Le Verrier, Johann Galle phát hiện ra hành tinh này năm 1864. Hành tinh này được đặt theo tên của vị thần biển La Mã, Neptune, theo đề xuất của Le Verrier.

Kích thước và khoảng cách

Với bán kính 24.622 km, Sao Hải Vương rộng hơn Trái Đất khoảng 4 lần. Nếu Trái Đất có kích thước bằng một đồng xu thì Sao Hải Vương có kích thước bằng một quả bóng rổ.

Từ khoảng cách trung bình 4,5 tỷ km, Sao Hải Vương cách Mặt Trời 30 đơn vị thiên văn. Mỗi đơn vị thiên văn (viết tắt là AU), là khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất. Từ khoảng cách này, phải mất 4 tiếng để di chuyển từ Mặt Trời đến Sao Hải Vương.

Quỹ đạo và vòng quay

Một ngày trên Sao Hải Vương kéo dài khoảng 16 tiếng (khoảng thời gian để Sao Hải Vương hoàn thành xong một vòng quay). Và, Sao Hải Vương hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh Mặt Trời (một năm trên Sao Hải Vương) bằng khoảng 165 năm trên Trái Đất (60.190 ngày trên Trái Đất).

Đôi khi Sao Hải Vương thậm chí còn xa Mặt Trời hơn cả hành tinh lùn Pluto (Sao Diêm Vương). Quỹ đạo hình trái xoan lệch tâm lớn của Sao Diêm Vương đưa nó lạc cả vào quỹ đạo của Sao Hải Vương trong một chu kỳ 20 năm trên Sao Hải Vương, cứ 248 năm trên Trái Đất một lần. Sự thay đổi đột ngột này, khi mà Sao Diêm Vương gần Mặt trời hơn Sao Hải Vương, đã xảy ra gần đây nhất từ năm 1979 đến năm 1999. Dù vậy, Sao Diêm Vương không bao giờ có thể đâm vào Sao Hải Vương bởi cứ khi Sao Hải Vương hoàn thành 3 vòng quay quanh Mặt Trời thì Sao Diêm Vương mới hoàn thành xong 2 vòng. Kiểu chu kỳ vận động này ngăn hai thiên thạch này tiến lại gần nhau.

Trục quay của Sao Hải Vương nghiêng 28 độ liên quan đến mặt phẳng quỹ đạo quay quanh Mặt Trời của nó. Nó có cùng độ nghiêng trục giống Sao Hỏa và Trái Đất. Điều này có nghĩa là Sao Hải Vương cũng có các mùa giống hệt trên Trái Đất. Tuy nhiên, vì năm ở đây kéo dài nên mỗi mùa cũng tồn tại trong hơn 40 năm.

Sự hình thành

Sao Hải Vương hình thành khi phần còn lại của hệ mặt trời đã hình thành khoảng 4,5 tỷ năm trước, khi lực hút kéo các khối khí xoáy và bụi lại với nhau tạo nên hành tinh băng khổng lồ này. Giống các hành tinh láng giềng, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương chắc chắn hình thành gần Mặt trời hơn và di chuyển trên vòng ngoài của hệ mặt trời khoảng 4 tỷ năm trước.

Sao Hải Vương được trẻ em yêu thích

Sao Hải Vương là hành tinh tối, lạnh và đầy giông bão. Nó là hành tinh sau cùng (em út) trong hệ mặt trời của chúng ta. Nó cách Mặt Trời gấp 30 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt trời.

Sao Hải Vương rất giống Sao Thiên Vương. Nó được hình thành từ một hỗn hợp dung dịch đặc quánh gồm nước, ammonia và metan bên trên một lõi rắn có kích thước bằng Trái Đất. Khí quyển của nó có thành phần gồm khí hydro, khí heli và khí metan. Khí metan mang lại cho Sao Hải Vương màu xanh dương giống sao Thiên Vương.

Sao Hải Vương có 6 vành đai nhưng chúng rất khó nhận ra.

Cấu tạo

Sao Hải Vương là một trong hai hành tinh băng khổng lồ ở vòng ngoài của hệ mặt trời (hành tinh còn lại là Sao Thiên Vương). Phần lớn khối lượng của hành tinh này (80% hoặc nhiều hơn) có cấu tạo từ một hỗn hợp dung dịch nóng đặc các vật chất "đông lạnh" như nước, metan và ammonia - bên trên một lõi đá nhỏ. Sao Hải Vương vừa là hành tinh lớn nhất vừa là hành tinh nặng nhất.

Các nhà khoa học cho rằng bên bầu khí quyển lạnh lẽo của Sao Hải Vương có thể là một đại dương nước siêu nóng. Nó không bị sôi cạn đi vì áp suất cao đến kinh ngạc giữ nó lại bên trong.

Bề mặt

Sao Hải Vương không có một bề mặt rắn chắc. Khí quyển của nó (có thành phần từ khí hydro, khí heli và khí metan) kéo dài xuống những vực lớn, dần dần hòa vào với nước và các băng đã tan khác trên một lõi rắn chắc, nặng hơn có khối lượng khoảng bằng Trái Đất.

Khí quyển

Khí quyển của Sao Hải Vương có thành phần chủ yếu là khí hydro và khí heli cùng chỉ một chút khí metan. Người bạn hàng xóm của Sao Hải Vương, Sao Hải Vương có màu xanh ngọc vì khí quyển chứa metan như thế này nhưng Sao Hải Vương có màu xanh dương sáng hơn, sặc sỡ hơn vì chắc hẳn ở đây có một thành phần lạ khiến cho màu sắc có cường độ mạnh hơn.

Sao Hải Vương là hành tinh giông bão nhất hệ mặt trời. Dù cách xa Mặt Trời nhất và sản sinh ra năng lượng thấp nhưng những cơn gió trên Sao Hải Vương mạnh gấp 3 lần gió trên Sao Mộc và 9 lần gió trên Trái Đất. Những cơn lốc khí metan đông lạnh quất liên tục khắp hành tinh này với vận tốc hơn 2000 km/giờ. Trong khi đó những cơn gió mạnh nhất trên Trái Đất chỉ di chuyển với vận tốc 400 km/giờ.

Năm 1989 cơn bão lớn hình trái xoan ở bán cầu nam Sao Hải Vương, được đặt tên là "Vết Đen Lớn" đủ lớn đến mức có thể nuốt gọn cả Trái Đất. Cơn bão đó đã tàn lụi lâu rồi nhưng những cơn bão mới đã xuất hiện trên nhiều vùng khác nhau của hành tinh này.

Khả năng có sự sống

Sao Hải Vương không thể mang lại sự sống như chúng ta biết. Nhiệt độ, áp suất và các vật chất đặc trưng của hành tinh này chắc chắn quá khắc nghiệt và rất dễ bay hơi khiến cho các sinh vật không thể thích nghi được.

Mặt trăng

Sao Hải Vương có 13 mặt trăng được xác nhận và một mặt trăng tạm thời đang chờ xác nhận chính thức. Mặt trăng lớn nhất của Sao Hải Vương, Triton, được phát hiện ngày 10/10/1846 bởi William Lassell, chỉ đúng 17 ngày sau khi Johann Gottfried Galle khám phá ra hành tinh này. Vì Sao Hải Vương được đặt theo tên vị thần biển La Mã, Neptune, nên các mặt trăng của nó cũng được đặt theo tên các vị nam và nữ thần biển bé hơn trong thần thoại Hy Lạp.

Triton là mặt trăng lớn duy nhất trong hệ mặt trời có quỹ đạo quay ngược hướng với quỹ đạo quay của hành tinh này (quỹ đạo nghịch). Người ta cho rằng trước đây nó là một thiên thể độc lập bị Sao Hải Vương chiếm giữ. Triton cực lạnh, với nhiệt độ bề mặt khoảng -235 độ C. Tuy nhiên, dù Triton lạnh sâu đến vậy nhưng tàu vũ trụ Voyager 2 đã phát hiện ra những mạch nước nhả ra chất băng phun lên bề mặt cao trên 8 km. Khí quyển mỏng của Triton, cũng được tàu vũ trụ Voyager phát hiện, đã được phát hiện từ Trái Đất cách đây đã lâu và hiện đang trở nên ấm hơn nhưng các nhà khoa học chưa giải thích được lý do vì sao.

Vành đai

Sao Hải Vương có 5 vành đai. Bắt đầu từ gần hành tinh này rồi dịch chuyển ra phía ngoài, chúng được đặt tên lần lượt là Galle, Leverrier, Lassell, Arago và Adams. Các vành đai được cho là còn khá trẻ và có vòng đời ngắn.

Các vành đai của Sao Hải Vương còn có các lùm bụi đặc biệt được gọi là các cung. 4 cung nổi bật được đặt tên là Liberté (Tự do), Egalité (Bình Đẳng), Fraternité (Bác Ái) và Courage (Dũng cảm) nằm ở vành ngoài cùng, Adams. Các cung này kỳ lạ vì các định luật chuyển động thường dự đoán rằng chúng sẽ trải đều ra hơn là kết lại thành khối. Các nhà khoa học giờ cho rằng do những tác động của lực hút của Galatea, một mặt trăng chỉ di chuyển hướng vào trong vành đai này làm cho các cung này được ổn định.

Từ quyển

Trục từ trường chính của Sao Hải Vương nghiêng khoảng 47 độ so với trục quay của hành tinh này. Giống Sao Thiên Vương, có trục từ trường nghiêng khoảng 60 độ so với trục quay, từ trường Sao Hải Vương trải qua những biến thiên dữ dội trong mỗi vòng quay vì sự trục này. Từ trường sao Hải Vương mạnh gấp 27 lần từ trường Trái Đất.
Chuyên mục: