Trái Đất - Hành tinh ngôi nhà của chúng ta

Hành tinh ngôi nhà của chúng ta là hành tinh thứ 3 tính từ Mặt Trời và là hành tinh duy nhất cho đến giờ ta biết được là có sự sống. Dù Trái Đất chỉ là hành tinh thứ năm lớn nhất trong hệ mặt trời nhưng nó là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có nước lỏng trên bề mặt. Chỉ lớn hơn Sao Kim gần bên chút ít nhưng Trái Đất là hành tinh lớn nhất trong bốn hành tinh gần Mặt Trời Nhất, tất cả đều được tạo thành từ đá và kim loại.


Cái tên Trái Đất có ít nhất cách đây 1000 năm. Tất cả các hành tinh, trừ trái Đất, đều được đặt theo tên các vị thần (nam và nữ) Hy Lạp và La Mã. Tuy nhiên, cái tên trái Đất là một từ tiếng Germanic (Đức), Earth, với nghĩa đơn giản là "đất."

Kích thước và khoảng cách

Với bán kính 6.731 km, Trái Đất là hành tinh lớn nhất trong số các địa tinh và là hành tinh lớn nhất thứ 5 trong số tất cả các hành tinh.

Với khoảng cách trung bình 150 triệu km, Trái Đất cách Mặt Trời đúng 1 đơn vị thiên văn vì một đơn vị thiên văn (viết tắt là AU) là khoảng cách từ Mặt Trời đến trái Đất. Dựa vào đơn vị này có thể dễ dàng so sánh khoảng cách của các hành tinh khác từ Mặt Trời.

Để ánh nắng từ Mặt trời chạm tới hành tinh chúng ta mất 8 phút.

Quỹ đạo và vòng quay

Khi quay quanh Mặt Trời, Trái Đất hoàn thành một vòng hết 23,9 tiếng mỗi lần. Nó mất 365,25 ngày để quay xong một vòng quanh Mặt Trời. 25 ngày dư đó đặt ra một thách thức với hệ thống lịch của chúng ta, ở đó vẫn tính một năm có 365 ngày. Để giữ cho lịch hàng năm phù hợp với quỹ đạo quay xung quanh Mặt Trời của hành tinh chúng ta, cứ bốn năm một lần chúng ta thêm vào một ngày. Ngày được thêm vào đó gọi là ngày nhuận còn năm có ngày được thêm vào đó gọi là năm nhuận.

Trục của Trái Đất nghiêng 23,4 độ liên quan đến mặt bằng quỹ đạo của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Độ nghiêng này tạo nên chu kỳ các mùa hàng năm. Trong nửa đầu năm, bán cầu bắc nghiêng về phía Mặt Trời còn bán cầu nam nghiêng về phía khác. Vì Mặt Trời lên cao hơn trên trời, sự đốt nóng của mặt trời mạnh hơn ở phần phía bắc nên tạo ra mùa hè ở đây. Sự đốt nóng của mặt trời ít hơn nên ở phía nam là mùa đông. Sáu tháng sau, tình thế đảo ngược. Khi mùa xuân và mùa thu bắt đầu đến, cả hai bán cầu cùng nhận lượng nhiệt từ Mặt trời như nhau.

Sự hình thành

Khi hệ mặt trời ổn định theo cấu trúc hiện tại khoảng 4,5 tỷ năm trước. Trái Đất hình thành khi lực hút kéo luồng khí xoáy và bụi vào tạo nên hành tinh thứ ba từ Mặt trời. Giống những địa tinh hàng xóm khác, Trái Đất cũng có một lõi ở tâm, một lớp vỏ ngoài gồ ghề nhiều đá và một lớp vỏ bọc rắn chắc.

Trái Đất được trẻ em yêu thích

Trái Đất, hành tinh ngôi nhà của chúng ta, là một địa tinh, nhiều đá. Nó có bề mặt rắn chắc, năng động với nhiều núi, thung lũng, hẻm núi, đồng bằng và nhiều thứ khác. Trái Đất đặc biệt vì nó là một hành tinh đại dương. Nước bao phủ đến 70% bề mặt Trái Đất.

Khí quyển của Trái Đất được tạo thành chủ yếu từ ni tơ và giàu ô xi giúp chúng ta có thể thở. Khí quyển cũng bảo vệ ta khỏi các trận mưa thiên thạch (sao băng) rơi xuống, phần lớn chúng đều võ tan trước khi có thể đâm xuống bề mặt.

Cấu tạo

Trái Đất gồm 4 lớp chính, bắt đầu là một lõi trong ở tâm của hành tinh này, nó được bao bọc bởi lõi ngoài, lớp vỏ ngoài và lớp vỏ.

Lõi trong là một hình cầu rắn chắc tạo bởi sắt và mạ kền với bán kính khoảng 1221 km. Tại đó nhiệt độ cao khoảng 5.400 độ C. Bao bọc lõi trong là lõi ngoài. Lớp này dày khoảng 2.300 km, tạo bởi sắt và dung dịch mạ kền.

Ở giữa lõi ngoài và vỏ là lớp vỏ ngoài, lớp dày nhất. Lớp gồm hỗn hợp dung dịch nhầy của đá nóng chảy này dày khoảng 2.900 km và có độ quánh như của caramel. Lớp ngoài cùng, vỏ của Trái Đất, dày trung bình khoảng 30 km. Dưới đáy đại dương, lớp vỏ này mỏng hơn và trải dài khoảng 5 km từ đáy biển tới bề mặt của lớp áo.

Bề mặt

Giống Sao Hỏa và Sao Kim, Trái Đất có các núi lửa, dãy núi và các thung lũng. Thạch quyển của Trái Đất gồm lớp vỏ bọc (cả phần đại lục và đại dương) và lớp vỏ ngoài, được chia làm những mảng khổng lồ đang di chuyển không ngừng. Chẳng hạn như, mảng Bắc Mỹ di chuyển về phía tây trên lòng chảo Thái Bình Dương, với tốc độ khoảng chừng bằng tốc độ mọc của móng tay chúng ta. Những trận động đất xảy ra là do khi các mảng này cọ xát vào nhau, gối lên nhau, va chạm tạo thành những quả núi hoặc nứt vỡ và tách rời ra.

Toàn bộ đại dương của Trái Đất, bao phủ 70% bề mặt hành tinh này, có độ sâu trung bình 4 km và chứa 97% lượng nước của Trái Đất. Gần như tất cả các núi lửa của Trái Đất đều ẩn náu dưới những đại dương này. Ngọn núi lửa Mauna Kea ở Hawaii cao hơn ngọn Everest từ tận chân đến đỉnh nhưng đa phần nằm dưới nước. Dải núi dài nhất thế giới cũng ở dưới nước, tại đáy Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương. Nó lớn các dãy Andes, Rockies và dãy Himalayas bốn lần.

Khí quyển

Gần bề mặt, trái Đất có một bầu khí quyển chứa 78% ni tơ, 21% ô xi và 1% các khí khác như khí argon, CO2 và khí neon. Khí quyển tác động lâu dài đến khí hậu của Trái Đất và thời tiết ngắn hạn cục bộ và là những tấm chắn bảo vệ ta khỏi phần lớn bức xạ có hại phát ra từ Mặt Trời. Nó cũng bảo vệ ta khỏi những thiên thạch, phần lớn chúng bị thiêu cháy trong bầu khí quyển này, trông như những sao băng trên bầu trời đêm, trước khi chúng có thể đâm xuống bề mặt như những mảnh thiên thạch.

Khả năng có sự sống

Trái Đất có một nền nhiệt thích hợp và hỗn hợp các hóa chất khiến sự sống có thể tồn tại ở đây. Đặc biệt nhất, Trái Đất là hành tinh duy nhất mà trong đó phần lớn diện tích hành tinh của chúng ta được bao phủ bởi nước, vì nhiệt độ cho phép nước lỏng có thể tồn tại trong những khoảng thời gian kéo dài. Những đại dương bao la tạo ra môi trường thuận lợi để sự sống bắt đầu 3,8 tỷ năm trước.

Một đặc điểm nổi bật của hành tinh chúng ta khiến cho nó trở nên lý tưởng để duy trì sự sống đang thay đổi vì những tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra.

Mặt trăng

Trái Đất là hành tinh duy nhất chỉ có một mặt trăng. Mặt Trăng của chúng ta là sáng nhất và giống vật thể trên bầu trời đêm nhất. Về nhiều mặt, Mặt Trăng chính là nguyên nhân khiến Trái Đất trở thành một ngôi nhà tuyệt vời như ta thấy. Nó giúp hành tinh của chúng ta không bị nghiêng ngả, điều khiến cho khí hậu ít bị biến đổi suốt hàng ngàn năm qua.

Đôi khi Trái Đất cũng tiếp đón những tiểu hành tinh hoặc các thiên thạch lớn lạc quỹ đạo tạm thời. Chúng điển hình bị nhốt lại bởi lực hút của trái Đất trong một vài năm trước khi quay trở lại quỹ đạo quanh Mặt Trời. Một số tiểu hành tinh sẽ hòa một "vũ điệu" lâu dài với Trái Đất vì cả hai nằm cùng quỹ đạo quanh Mặt Trời.

Một số mặt trăng là những mẩu thiên thạch bị giữ lại bởi lực hút của một hành tinh nhưng Mặt Trăng của chúng ta chắc chắn là kết quả của một vụ va chạm xảy ra hàng tỷ năm trước. Khi Trái Đất còn là một hành tinh trẻ, một tảng thiên thạch lớn đã đâm vào nó, làm văng ra một phần đất liền của Trái Đất. Những mảnh này kết hợp lại với nhau thành khối hình thành nên Mặt Trăng của chúng ta. Với bán kính 1.738 km. Mặt Trăng của chúng ta là mặt trắng lớn thứ 5 trong hệ mặt trời (sau các mặt trăng Ganymede, Titan, Callisto và Io).

Mặt Trăng cách xa Trái Đất hơn hầu hết mọi người thấy. Mặt Trăng cách trung bình 384.400 km. Điều đó có nghĩa là đến 30 hành tinh có kích thước bằng Trái Đất cũng có thể nằm vừa trong khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trăng.

Vành đai

Trái Đất không có vành đai

Từ quyển

Vòng quay nhanh và lõi mạ kền-sắt nóng chảy của hành tinh của chúng ta gây ra một từ trường mà gió mặt trời bóp méo thành hình một giọt nước trong vũ trụ (Gió mặt trời là một luồng hạt mang điện liên tục được phát ra từ Mặt Trời). Khi những hạt mang điện từ gió mặt trời này bị nhốt trong từ trường của Trái Đất, chúng va chạm với các phân tử không khí bên trên các cực từ (từ trường ở hai cực) của hành tinh chúng ta. Những phân tử không khí này sau đó bắt đầu sáng lên gây ra cực quang, hoặc những ánh sáng ở phía bắc và phía nam.

Từ trường này là nguyên nhân khiến các kim la bàn chỉ về Cực Bắc bất chấp bạn có xoay la bàn về hướng nào. Tuy nhiên, cực từ của Trái Đất có thể thay đổi, làm đảo chiều từ trường. Ghi chép địa chất cho các nhà khoa học thấy rằng mỗi sự đảo chiều của từ trường trung bình cứ 400.00 năm lại xảy ra một lần cho dù mốc thời gian rất không theo quy luật. Trong chừng mực chúng ta biết, mỗi sự đảo chiều từ trường như vậy không gây hại gì cho sự sống trên Trái Đất và một sự đảo chiều chắc chắn sẽ xảy ra trong ít nhất 1000 năm nữa. Nhưng, khi điều này xảy ra, kim la bàn chắc chắn sẽ chỉ theo nhiều hướng khác nhau trong một vài thế kỷ khi sự đảo chiều này đang được tạo ra. Sau khi sự đảo chiều kết thúc, tất cả chúng đều chỉ về hướng nam thay vì hướng bắc.

Chuyên mục: