Sao Kim - Hành tinh nóng bỏng

Sao Kim là hành tinh thứ hai trong hệ Mặt trời (tính từ Mặt trời) và là hành tinh hàng xóm gần với Trái Đất chúng ta nhất. Kích thước và cấu tạo giống Trái Đất, Sao Kim quay chầm chậm theo hướng ngược lại với phần lớn các hành tinh khác. Bầu khí quyển dày đặc của nó giữ nhiệt theo kiểu hiệu ứng nhà kính, khiến nó trở thành hành tinh nóng nhất trong hệ mặt trời của chúng ta với nhiệt độ bề mặt đủ nóng để có thể làm tan chảy chì. Nhìn lướt qua dưới các đám mây là những núi lửa và ngọn núi méo mó.

Sao Kim được đặt theo tên vị thần về tình yêu và sắc đẹp của La Mã cổ đại, người được ví là thần Aphrodite trong Hy Lạp Cổ Đại.

Kích thước và khoảng cách

Với bán kính 6.052 km, Sao Kim có kích thước gần bằng Trái Đất - chỉ nhỏ hơn chút xíu.

Với khoảng cách trung bình 108 triệu km, Sao Kim cách Mặt Trời 0.7 đơn vị thiên văn. Mỗi đơn vị thiên văn (viết tắt là AU), là chỉ khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất. Để ánh nắng chiếu đến Sao Kim mất 6 phút.

Quỹ đạo và vòng quay

Vòng quay và quỹ đạo của Sao Kim không bình thường về nhiều mặt. Sao Kim là một trong hai hành tinh duy nhất quay từ đông sang tây. Chỉ có Sao Kim và Sao Thiên Vương có vòng quay "ngược" thế này. Nó hoàn thành một vòng quay mất 243 ngày trên Trái Đất - số ngày dài nhất trong bất kỳ hành tinh nào thuộc hệ mặt trời của chúng ta, thậm chí còn dài hơn cả một năm trên Sao Kim. Tuy nhiên, Mặt Trời không mọc và lặn mỗi "ngày" trên Sao Kim giống như ở phần lớn các hành tinh khác. Trên Sao Kim, một chu kỳ ngày-đêm mất 117 ngày trên Trái Đất vì Sao Kim quay theo hướng ngược với quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời.

Sao Kim hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trời (một năm theo lịch Sao Kim) mất 225 ngày trên Trái Đất hoặc ít hơn 2 chu kỳ ngày-đêm của Sao Kim. Quỹ đạo của Sao Kim quanh Mặt Trời là có hình tròn nhất trong số các hành tinh - gần như là một vòng tròn hoàn hảo. Quỹ đạo của các hành tinh khác thường có hình elip hoặc hình bầu dục.

Với độ nghiêng trục chỉ 3 độ, Sao Kim gần như quay thẳng và không có các mùa rõ rệt.

Sự hình thành

Khi hệ mặt trời ổn định theo cấu trúc như hiện tại khoảng 1,5 tỷ năm trước, Sao Kim được hình thành khi lực hút kéo các khối khí xoáy và bụi lại với nhau để tạo ra hành tinh thứ hai từ Mặt Trời. Giống các địa tinh anh em khác, Sao Kim có một lõi trung tâm, bvỏ ngoài gồ ghề nhiều đá và lớp vỏ bọc rắn chắc.

Sao Kim được trẻ em yêu thích

Dù Sao Kim không phải là hành tinh gần Mặt Trời nhất, nhưng vẫn là hành tinh nóng nhất. Nó có một bầu khí quyển dày đặc đầy khí nhà kính carbon dioxide (CO2) và các đám mây tạo thành từ axit sulfuric (H2SO4). Khí quyển giữ nhiệt và giữ cho Sao Kim ấm áp. Trên Sao Kim rất nóng, kim loại như chì sẽ trở thành những vũng chất lỏng.

Sao Kim trông như một hành tinh rất năng động. Nó có núi và núi lửa. Sao Kim có kích thước gần bằng Trái Đất. Trái Đất chỉ lớn hơn chút xíu thôi.

Sao Kim khác thường vì nó quay ngược hướng với Trái Đất và phần lớn các hành tinh khác. Và, vòng quay của nó rất chậm.

Cấu tạo

Sao Kim có nhiều điểm giống với trái Đất về cấu tạo. Nó có một lõi sắt với bán kính xấp xỉ 3.200 km. Bên trên đó là một lớp vỏ ngoài được tạo thành từ đá nóng đang được đánh tung lên một cách chậm rãi bởi sức nóng phần bên trong của hành tinh này. Bề mặt là một lớp vỏ đá mỏng phình lên và di chuyển khi lớp vỏ ngoài của Sao Kim di chuyển rồi tạo thành các núi lửa.

Nhìn từ vũ trụ, Sao Kim có màu sáng trắng vì nó được bao bọc bởi những đám mây phản xạ và phân tán ánh nắng. Trên bề mặt, những núi đá mang những sắc xám khác nhau, như trên Trái Đất nhưng khí quyển dày lọc ánh nắng nên mọi thứ thường trông có màu cam dù bạn có đang đứng trên Sao Kim.

Sao Kim có nhiều núi, thung lũng và hàng vạn ngọn núi lửa. Ngọn núi cao nhất trên Sao Kim là ngọn Maxwell Montes, 8,8 km, giống ngọn núi cao nhất trên Trái Đất, Everest. Phong cảnh đầy bụi còn nhiệt độ bề mặt đạt đến mức đủ làm bỏng, 471 độ C.

Người ta cho rằng Sao Kim có bề mặt được hình thành hoàn toàn bởi hoạt động của núi lửa cách đây từ 300 đến 500 triệu năm. Sao Kim có hai cao nguyên: Ishtar, kích thước bằng nước Australia, ở cực bắc và Aphrodite Terra, kích thước khoảng bằng Nam Mỹ, bắc ngang xích đạo và trải dài gần 10.000 km.

Sao Kim phủ đầy miệng núi lửa nhưng không có cái nào bề ngang nhỏ hơn 1,5 tới 2 km. Những thiên thạch nhỏ cháy trong bầu khí quyển dày đặc, vì thế chỉ có những thiên thạch lớn mới chạm vào bề mặt và tạo nên những miệng núi lửa.

Gần như toàn bộ những dạng địa hình trên bề mặt của Sao Kim được đặt theo tên những người phụ nữ nổi tiếng trên Trái Đất - vừa có thật vừa chỉ có trong thần thoại. Một miệng núi lửa được đặt tên là Sacajawea, người phụ nữ da đỏ Mỹ chỉ dẫn đường cho cuộc thám hiểm của Lewis và Clark. Một hẻm núi sâu được đặt tên Diana, nữ thần săn bắn của La Mã.

Khí quyển

Khí quyển của Sao Kim chứa chủ yếu là carbon dioxide (CO2), với những đám mây mang các hạt sulfuric acid (H2SO4). Bầu khí quyển dày đặc giữ nhiệt từ Mặt Trời, mang tới kết quả là nhiệt độ bề mặt cao trên 40 độ C. Khí quyển có nhiều lớp với những nền nhiệt khác nhau. Ở tầng có mây, cao khoảng hơn 48 km so với bề mặt, có nhiệt độ giống với nhiệt độ trên bề mặt của trái Đất.

Vì Sao Kim di chuyển theo quỹ đạo mặt trời của nó trong khi di chuyển chậm chạm ngược trục của nó, nên tầng mây trên cùng quay quanh hành tinh này hết 4 ngày trên Trái Đất một lần, bị cuốn đi bởi những cơn gió bão với vận tốc 360km/giờ. Chớp khí quyển thắp sáng những đám mây di chuyển mau lẹ này. Vận tốc bên trong các đám mây này giảm theo chiều cao của mây, ở bề mặt của hành tinh này vận tốc chỉ vài dặm một giờ.

Trên mặt đất, trông giống một ngày âm u, mù mịt trên Trái Đất. Và, khí quyển nặng đến mức bạn sẽ cảm thấy như mình đang lặn dưới nước ở độ sâu 1,6 km.

Khả năng có sự sống

Chưa có con người nào từng tới thăm Sao Kim nhưng tàu vũ trụ từng đáp xuống bề mặt của Sao Kim và tồn tại ở đó không lâu. Nhiệt độ bề mặt cao của Sao Kim đốt cháy các thiết bị điện trên con tàu này trong một khoảng thời gian nhanh chóng, vì thế chắc chắn một người không thể sống sót lâu trên bề mặt Sao Kim.

Có những suy đoán về khả năng tồn tại sự sống trong quá khứ xa xưa của Sao Kim, cũng như những nghi ngờ về khả năng có sự sống trong tầng mây trên cùng của khí quyển Sao Kim, nơi mà nhiệt độ ít khắc nghiệt hơn.

Những mặt trăng

Sao Kim không có mặt trăng nào.

Những vành đai

Sao Kim không có vành đai nào.

Từ quyển

Dù Sao Kim có kích thước nhỏ hơn Trái Đất và có một lõi sắt có kích thước tương tự của Trái Đất nhưng từ trường của Sao Kim yếu hơn từ trường của Trái Đất nhiều vì Sao Kim quay chậm.



Chuyên mục: