Makemake - Hành tinh thứ hai sáng nhất trong vành đai Kuiper

Cùng với các anh bạn hành tinh lùn khác như Sao Diêm Vương, Eris và Haumea, Makemake nằm trong Vành Đai Kuiper, một vùng ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương. Nhỏ hơn Sao Diêm Vương một chút, Makemake là thiên thạch thứ hai sáng nhất trong Vành Đai Kuiper khi được nhìn từ trái Đất (trong khi Sao Diêm Vương sáng nhất). Mất 305 năm trên Trái Đất để hành tinh lùn này hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trời.


Makemake giữ một vị trí quan trọng trong những nghiên cứu về lịch sử hệ mặt trời vì nó, cùng với hành tinh Eris, là một trong những thiên thạch mà nhờ có phát hiện ra nó khiến cho Hội Thiên Văn Quốc Tế xem xét lại định nghĩa về một hành tinh và tạo nên nhóm các hành tinh lùn khác.

Makemake được đặt theo tên của vị thần sinh sản của người Rapanui.

Phát hiện

Makemake được phát hiện ngày 31 tháng 3 năm 2005 bởi các nhà thiên văn M.E. Brown, C.A. Trujillo, and D. Rabinowitz tại Đài thiên văn Palomar.

Kích thước và khoảng cách

Với bán kính khoảng 715 km, bán kính của Makemake chỉ bằng 1/9 bán kính Trái Đất. Nếu Trái Đất có kích thước bằng một đồng xu thì Makemake chỉ to bằng một hạt mù tạt.

Từ khoảng cách trung bình 6.847.000.000 km. Makemake cách Mặt Trời 45,8 đơn vị thiên văn. Mỗi đơn vị thiên văn (viết tắt là AU) là khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất. Từ khoảng cách này, phải mất 6 tiếng để ánh nắng từ Mặt Trời đến được với Makemake.

Quỹ đạo và vòng quay

Makemake mất 305 năm trên Trái Đất để hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trời. Vì Makemake có quỹ đạo quay quanh Mặt Trời nên cứ 22,5 tiếng nó hoàn thành một vòng quay, khiến cho chiều dài ngày bằng với chiều dài ngày của chúng ta.

Sự hình thành

Hành tinh lùn Makemake là một thành viên của một nhóm các thiên thạch quỹ đạo quay trong một vùng có hình đĩa của Sao Hải Vương gọi là Vành Đai Kuiper. Vương quốc xa xôi này là nơi cư trú của hàng nghìn tiểu hành tinh lạnh giá, được hình thành trong thời kỳ đầu trong lịch sử hệ mặt trời chúng ta, khoảng 4,5 tỷ năm trước. Các thiên thạch lạnh giá này được gọi là các thiên thạch Vành Đai Kuiper, các thiên thạch quay quanh sao hải vương (transneptunian objects) hoặc các thiên thạch sao diêm vương (plutoids).

Cấu tạo

Các nhà khoa học biết rất ít về cấu tạo của Makemake.

Bề mặt

Chúng ta không thể trông thấy quá chi tiết về bề mặt Makemake từ khoảng cách quá xa như vậy nhưng dường như nó có màu nâu đỏ, giống Sao Diêm Vương. Các nhà khoa học cũng tìm thấy khí me tan và khí e tan đóng băng trên bề mặt của nó. Thực tế là, những viên băng me tan đường kính chỉ 1 cm có lẽ nằm trên bề mặt lạnh giá của Makemake.

Khả năng có sự sống

Bề mặt của Makemake quá lạnh nên dường như không chắc sự sống có thể tồn tại ở đó.

Mặt trăng

Makemake có một mặt trăng tạm thời, S/2015 (136472) 1 và có biệt danh là MK 2. Nó mờ nhạt hơn Makemake 1.300 lần. MK 2 được trông thấy cách hành tinh đỏ này khoảng chừng 20.921.472 km và bán kính của nó được ước lượng khoảng 80 km.

Vành đai

Quanh Makemake không có vành đai nào.

Từ quyển

Các nhà khoa học chưa biết liệu Makemake có từ quyển hay không.

Thăm dò

Makemake lần đầu tiên được quan sát thấy vào tháng 3 năm 2005 bởi các nhà thiên văn M.E. Brown, C.A. Trujillo, and D. Rabinowitz tại Đài thiên văn Palomar. Tên mã của nó là Easterbunny và trước khi hành tinh lùn này được thừa nhận, nó có tên tạm thời là 2005 FY9.

Những mốc thời gian đáng chú ý

  • Năm 2005: Makemake lần đầu tiên được quan sát thấy bằng kính thiên văn mặt đất tại Đài thiên văn Palomar.
  • Năm 2008: Makemake được thừa nhận là một hành tinh lùn bởi Hội Thiên Văn Quốc Tế.
  • Năm 2016: Kính Thiên Văn Vũ Trụ Hubble của NASA đã phát hiện một mặt trăng nhỏ, tối đang quay quanh Makemake, hành tinh lùn lạnh đứng thứ hai về độ sáng nhất- sau Sao Diêm Vương - trong Vành Đai Kuiper.
Chuyên mục: