Hành tinh X - Hành tinh trong tiên đoán

Tổng quan

Các nhà nghiên cứu tại Viện Kỹ Thuật California (Caltech) đã tìm ra bằng chứng chính xác gợi ra ý nghĩ có thể có một "Hành tinh X" lẩn sâu trong hệ mặt trời. Hành tinh giả định có kích thước bằng Sao Hải Vương này quay quanh Mặt trời của chúng ta theo một quỹ đạo kéo rất dài vượt xa hơn cả Sao Diêm Vương. Thiên thạch mà các nhà nghiên cứu đã đặt cho biệt danh "Hành Tinh 9," này có thể có khối lượng gấp khoảng 10 lần Trái Đất và quỹ đạo quay quanh Mặt Trời của nó lớn gấp 10 lần khoảng cách trung bình quỹ đạo của Sao Hải Vương. Có lẽ nó mất 10.000 tới 20.000 năm trên Trái Đất để hoàn thành xong một vòng quay quanh Mặt Trời.

Tuyên bố đưa ra không đồng nghĩa là có một hành tinh mới trong hệ mặt trời của chúng ta. Sự tồn tại của hành tinh xa xôi này chỉ là giả định tại thời điểm này và cũng chưa có ai quan sát được trực tiếp thiên thạch có biệt danh "Hành tinh 9" này. Sự tiên đoán chính xác về một hành tinh có thể giúp giải nghĩa các quỹ đạo độc nhất vô nhị của một vài hành tinh nhỏ hơn trong Vành Đai Kuiper, một vương quốc xa xôi của các vụn băng kéo dài vượt xa cả Sao Hải Vương. Các nhà thiên văn hiện đang tìm kiếm hành tinh đã được tiên đoán này.


Chi tiết

Tháng 1 năm 2015, các thiên văn học của Viện Kỹ Thuật California, Konstantin Batygin và Mike Brown công bố nghiên cứu mới đã cung cấp bằng chứng về một hành tinh khổng lồ đang di chuyển theo một quỹ đạo dài, kỳ lạ ở vòng ngoài của hệ mặt trời. Tiên đoán này dựa vào việc mô hình hóa chính xác đến từng chi tiết và những mô phỏng trên máy vi tính mà không phải do quan sát trực tiếp.

Thiên thạch to lớn này có thể giải thích cho những quỹ đạo độc nhất vô nhị của ít nhất 5 thiên thạch nhỏ hơn đã được phát hiện trong Vành Đai Kuiper xa xôi.

"Việc có thể tồn tại một hành tinh mới này chắc là điều gây hứng thú đối với một nhà khoa học về hành tinh như tôi nói riêng cũng như với tất cả chúng tôi nói chung," Jim Green, giám đốc Phòng Khoa Học Hành Tinh của NASA cho biết. "Tuy nhiên, đây không phải là việc phát hiện hay tìm thấy một hành tinh mới. Còn quá sớm để có thể nói rằng có một hành tinh được gọi là Hành tinh X. Những gì chúng ta đang biết là một tiên đoán sớm dựa vào mô hình hóa từ những quan sát có hạn. Nó chỉ là sự khởi đầu của một quá trình có thể mang lại cho chúng ta một kết quả thú vị."

Các nhà khoa học tại Viện Kỹ Thuật California cho rằng Hành tinh X có thể có khối lượng gấp 10 lần Trái Đất và có kích thước tương đương Sao Thiên Vương hoặc Sao Hải Vương. Quỹ đạo dự đoán quay quanh Mặt Trời của nó lớn gấp 10 lần khoảng cách trung bình quỹ đạo của Sao Hải Vương (hành tinh quay quanh Mặt Trời với khoảng cách trung bình 2,8 tỷ dặm). Hành tinh mới này phải mất 10.000 đến 20.000 năm để hoàn thành xong một vòng quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo (nơi mà Sao Hải Vương hoàn thành một vòng quay theo quỹ đạo mất khoảng 165 năm).

Nó được phát hiện khi nào?

Hành tinh X vẫn chưa được phát hiện và giới khoa học vẫn đang có những tranh luận về liệu nó có tồn tại hay không. Tiên đoán được đăng vào tháng 1 trên số báo 20 của Tạp Chí Thiên Văn Học dựa trên việc mô hình hóa xác thực.

Tên của nó là gì?

Batygin và Brown đặt cho thiên thạch tiên đoán của họ là "Hành tinh 9" nhưng quyền đặt tên một thiên thạch thực sự thuộc về người thực sự đã tìm ra nó. Cái tên được dùng trong những cuộc tìm kiếm hành tinh lớn khả nghi, thiên thạch chưa được phát hiện bên ngoài Sao Hải Vương này là "Hành tinh X."

Nếu hành tinh tiên đoán này được tìm thấy, cái tên chắc chắn phải được Hiệp Hội Thiên Văn Học Quốc Tế chấp thuận. Các hành tinh, theo truyền thống, được đặt theo tên các vị thần trong thần thoại La Mã.

Chuyện gì tiếp theo?

Các nhà thiên văn học, gồm Batygin và Brown, sẽ bắt tay vào việc sử dụng những chiếc kính thiên văn to lớn nhất để tìm kiếm thiên thạch theo quỹ đạo dự đoán của nó. Bất cứ thiên thạch nào ở xa Mặt Trời đều sẽ rất mờ nhạt và khó phát hiện ra nhưng các nhà thiên văn tính toán rằng nó sẽ vẫn có thể tìm thấy bằng việc sử dụng các kính thiên văn hiện đang tồn tại.

"Tôi rất muốn tìm ra nó," Brown nói. "Nhưng tôi cũng sẽ hoàn vui sướng nếu có ai khác tìm được nó. Đó là lý do vì sao chúng tôi đang xuất bản bài báo này. Chúng tôi hy vọng những người khác sẽ được truyền cảm hứng và bắt tay vào kiếm tìm."

"Bất cứ khi nào chúng ta có một ý tưởng thú vị giống như thế này, chúng ta đều luôn áp dụng những nguyên tắc tư tưởng phê phán của Carl Sagan, trong đó có việc thừa nhận độc lập những sự thật, tìm kiếm những giải thích luân phiên và cổ vũ tranh luận khoa học.," Green nói. "Nếu Hành tinh X có ở đó thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm ra nó. Nếu không, chúng ta sẽ đưa ra một lời giải thích luân phiên cho những dữ liệu mà đến giờ chúng tôi đã thu nhận được. Nào, khám phá thôi."
Chuyên mục: