Mặt trăng - Người bạn đồng hành cùng Trái Đất

Mặt Trăng của Trái Đất cho tới giờ là nơi duy nhất ngoài Trái Đất mà con người đã đặt trên đến. Thiên thạch sáng nhất và lớn nhất trên bầu trời đêm của chúng ta, Mặt Trăng khiến cho Trái Đất trở thành một nơi dễ sống hơn bởi làm giảm sự rung lắc của hành tinh chúng ta trên trục của nó, mang lại khí hậu khá ổn định. Nó cũng gây ra các đợt thủy triều, tạo nên một sự nhịp nhàng, đã dẫn dắt con người suốt hàng nghìn năm qua. Mặt Trăng chắc chắn được hình thành sau khi một thiên thạch có kích thước bằng Sao Hỏa va chạm với Trái Đất vài tỷ năm trước.


Vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất được gọi đơn giản là "Mặt Trăng" vì người ta không biết có những mặt trăng khác tồn tại cho đến khi Galileo phát hiện ra bốn mặt trăng di chuyển theo quỹ đạo của Sao Mộc năm 1610. Theo tiếng Latin, Mặt Trăng gọi là Luna, nó cũng là tính từ chính để chỉ mọi thứ liên quan đến Mặt Trăng: lunar.

Kích thước và khoảng cách

Với bán kính 1.737, km, mặt trăng chỉ rộng bằng 1/3 Trái Đất. Nếu Trái Đất có kích thước bằng một đồng xu thì mặt trăng sẽ to bằng một hạt cà phê.

Mặt trăng cách xa Trái Đất hơn phần lớn mọi người thấy. Mặt trăng ỏ khoảng cách trung bình 384.400 km. Điều đó có nghĩa là 30 hành tinh có kích thước Trái Đất có thể nằm vừa khoảng cách giữa Trái Đất và mặt trăng.

Mặt trăng đang di chuyển chầm chậm cách xa Trái Đất, cứ mỗi năm nó nhích được hơn 2 cm.

Quỹ đạo và vòng quay

Mặt trăng quay cùng vận tốc nó quay quanh Trái Đất (gọi là quay đồng bộ), vì thế lúc nào cũng có cùng bán cầu đối mặt với Trái Đất. Một số người gọi mặt bên kia, phần bán cầu chúng ta chưa bao giờ trông thấy từ Trái Đất của mặt trăng là "phần tối" nhưng đó là sai lầm. Khi mặt trăng quay quanh Trái Đất, các phần khác nhau nằm trong ánh nắng hoặc bóng tối ở các thời điểm khác nhau. Sự chiếu sáng hay thay đổi này là nguyên nhân vì sao từ hình ảnh trông xa của chúng ta, mặt trăng trải qua các tuần trăng. Trong tuần "trăng tròn," bán cầu của mặt trăng mà chúng ta có thể nhìn thấy từ Trái Đất được chiếu sáng toàn bộ bởi Mặt Trời. Còn tuần "trăng non" xuất hiện khi phần tối của mặt trăng có đầy đủ ánh nắng còn mặt đối diện với chúng ta đang vào đêm.

Mặt trăng hoàn thành một vòng quay quanh Trái Đất mất 27 ngày trên Trái Đất và xoay cùng tốc độ hoặc cùng lượng thời gian. Vì Trái Đất di chuyển cũng như quay trên trục của nó khi nó quay quanh Mặt Trời nên từ khoảng cách của chúng ta trông lên, mặt trăng dường như quay quanh chúng ta 29 ngày.

Sự hình thành

Giả thuyết hàng đầu về nguồn gốc của mặt trăng là do một thiên thạch có kích thước bằng Sao Hỏa va chạm với Trái Đất khoảng 4,5 tỷ năm trước. Những hậu quả tàn dư từ cả Trái Đất lẫn vật va chạm kết hợp lại với nhau tạo nên vệ tinh tự nhiên của chúng ta, cách ta 384.000 km. Mặt trăng khi mới hình thành trong trạng thái nóng chảy nhưng trong khoảng 100 triệu năm, phần lớn các "đại dương magma trên toàn cầu đã kết tinh, với những khối đá nhẹ hơn nổi lên và cuối cùng hình thành lớp vỏ của mặt trăng.

Cấu tạo

Mặt trăng của Trái Đất có một lõi, lớp vỏ ngoài và vỏ.

Lõi của mặt trăng nhỏ hơn lõi của các địa thiên thạch khác một cách cân xứng. Lõi rắn chắc, giàu sắt này có bán kính 240 km. Nó được bao bọc bởi một lớp vỏ sắt lỏng dày 90 km. Một phần lớp nóng chảy này cùng với bề dày 150 km bao bọc lấy lõi sắt.

Lớp vỏ ngoài kéo dài từ đầu của lớp một phần nóng chảy tới phần cuối của vỏ mặt trăng. Nó phần lớn chắc chắn được hình thành bởi các khoáng chất như olivine và pyroxene, chúng tạo ra magie, sắt, silicon và các nguyên tử ô xi.

Lớp vỏ có bề dày khoảng 70 km ở phần gần bán cầu trên mặt trăng và dày 150 km trên phần còn lại. Nó được hình thành từ ô xi, silicon, megie, sắt, canxi và aluminium, cùng số lượng nhỏ titan, urani, thorium, kali và hydro.

Từ lâu về trước mặt trăng có các núi lửa hoạt động nhưng ngày nay tất cả chúng đều đã không hoạt động và ngừng phun trào suốt hàng triệu năm qua.

Bề mặt

Với một bầu khí quyển quá thưa thớt không thể ngăn được các vụ va chạm nên một trận mưa đều đặn các thiên thạch và sao chổi tấn công bề mặt của mặt trăng, để lại rất nhiều hố. Hố Tycho có chiều rộng hơn 85 km.

Hơn hàng tỷ năm, những vụ va chạm này đã nghiền nát bề mặt mặt trăng thành những mảnh vụ có kích thước từ hòn đá cuội lớn tới hạt bụi. Gần như toàn bộ mặt trăng được bao phủ bởi một đống mảnh vụn màu tím than, bụi mịn và các mảnh đã vỡ gọi là lớp đất mặt mặt trăng. Bên dưới là một tầng đá gốc đứt gãy gọi là tầng phong hóa lớn.

Các vùng sáng của mặt trăng được gọi là các cao nguyên. Các địa hình tối, gọi là biển,, là những vũng hình thành do va chạm chứa đầy nham thạch khoảng 4,2 tới 1,2 tỷ năm trước. Những vùng sáng và tối này tương ứng với những loại đá khác nhau về cấu tạo và tuổi đời, nó cung cấp bằng chứng cho thấy lớp vỏ trước kia có thể đã kết tinh từ một đại dương magma của mặt trăng. Những chiếc hố, bản thân chúng đã được lưu giữ suốt hàng tỷ năm, cho thấy một lịch sử va chạm giữa mặt trăng và các thiên thạch khác ở phần bên trong hệ mặt trời.

Nếu bạn ngắm đúng vị trí trên mặt trăng, bạn sẽ tìm thấy các mảnh thiết bị, cờ Mỹ và thậm chí cả một chiếc máy ảnh bị các nhà du hành vũ trụ. Nếu có mặt ở đây, bạn sẽ nhận ra rằng lực hút trên bề mặt mặt trăng bằng 1/6 của Trái Đất, đó là lý do vì sao trong thước phim ghi lại những bước đi trên mặt trăng, các nhà du hành vũ trụ dường như là nảy khắp bề mặt trăng.

Nhiệt độ khoảng 127 độ C khi vào chính hạ nhưng ban đêm, nhiệt độ hạ hẳn xuống -173 độ C.

Khí quyển

Mặt trăng có bầu khí quyển rất mỏng và yếu, gọi là ngoại quyển. Nó không thể bảo vệ khỏi bức xạ mặt trời cũng như những vụ va chạm với các thiên thạch.

Khả năng có sự sống

Nhiều cuộc thám hiểm mặt trăng đã không tìm thấy bằng chứng cho thấy nó có sự sống. Tuy nhiên, mặt trăng có thể là sẽ là vùng thuộc địa của con người trong tương lai dù trước mắt vẫn chưa có kế hoạch để làm điều đó.

Mặt trăng

Mặt trăng của Trái Đất không có mặt trăng riêng.

Vành đai

Mặt trăng không có vành đai.

Từ quyển

Mặt trăng ban đầu có lẽ đã hình thành ra một máy phát điện bên trong, chiếc máy sản sinh ra những từ trường cho toàn cầu cho các địa tinh, nhưng ngày nay, mặt trăng có từ trường rất yếu. Từ trường trên Trái Đất mạnh gấp hàng nghìn lần so với từ trường của mặt trăng.

Chuyên mục: