Deimos

Deimos là mặt trăng nhỏ hơn trong hai mặt trăng của Sao Hỏa. Dù kích thước chỉ 15 𝗑 12 𝗑 11 km nhưng cứ 30 tiếng Deimos hoàn thành một vòng quanh Sao Hỏa.

Giống Phobos, Deimos là một thiên thạch nặng, nhỏ có bề mặt lỗ rỗ. Các hố của nó có đường kính nói chung lớn hơn 2,5 km tuy nhiên nó không có các đường rãnh và chóp như trên Phobos. Thông thường khi một thiên thạch va chạm với bề mặt, vật chất trên bề mặt bị bắn tung lên và tạo thành hố. Vật chất này thường rơi trở lại bề mặt bao quanh các hố. Tuy nhiên, các chất lắng đọng của núi lửa này không được nhìn thấy trên Deimos, có lẽ vì lực hút của mặt trăng này yếu đến mức các chất này thoát ra ngoài vũ trụ. Vật chất không trôi xuống các sườn dốc. Deimos cũng có một tầng phong hóa dày, có lẽ sâu khoảng 100 m, được hình thành khi các thiên thạch làm nát vụn bề mặt.


Deimos là một thiên thạch tối dường như được tạo thành từ các vật chất bề mặt tuýp C, giống các vật chất của các thiên thạch được tìm thấy tại vành đai thiên thạch ngoài.

Phát hiện

Deimos được phát hiện vào ngày 11 tháng 8 năm 1877 bởi nhà thiên văn Asaph Hall.

Nguồn gốc cái tên của Deimos

Hall đặt tên cho các mặt trăng của Sao Hỏa theo tên các con trai của thần Ares, bản sao trong thần thoại Hy Lạp của thần Mars trong thần thoại La Mã. Deimos có nghĩa là sự khiếp đảm, là em của Phobos.
Chuyên mục: