Sao Thủy - Hành tinh quay nhanh nhất

Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất trong hệ mặt trời của chúng ta và gần với Mặt Trời Nhất. Sao Thủy chỉ lớn hơn Mặt Trăng của Trái Đất một chút. Từ bề mặt của Sao Thủy, Mặt Trời trông to gấp 3 lần so với khi trông lên từ Trái Đất và vì thế, ánh nắng sẽ sáng nhiều gấp 13 lần. Mặc dù gần Mặt trời nhưng Sao Thủy không phải là hành tinh nóng nhất trong hệ mặt trời của chúng ta - điều này thuộc về Sao Kim, nhờ có bầu khí quyển dày đặc. Tuy nhiên, Sao Thủy là hành tinh di chuyển nhanh nhất, lướt vèo quanh Mặt Trời chỉ mất 88 ngày trên Trái Đất.

Cái tên rất thích hợp, Sao Thủy, được đặt theo tên vị thần chạy nhanh nhất trong số các vị thần của đất nước La Mã. Mercury.


Kích thước và khoảng cách

Với bán kính 2.440 km, Sao Thủy chỉ bằng 1/3 Trái Đất. Nếu Trái Đất có kích thước như một đồng xu thì Sao Thủy chỉ bằng một quả việt quất.

Với khoảng cách trung bình 58 triệu km. Sao Thủy chỉ cách Mặt Trời 0,4 đơn vị thiên văn. Mỗi đơn vị thiên văn (viết tắt là AU), là khoảng cách từ Mặt Trời tới Trái Đất. Từ khoảng cách này, phải mất 3,2 phút để ánh nắng có thể từ Mặt Trời chiếu đến được Sao Kim.

Quỹ đạo và vòng quay

Quỹ đạo kỳ cục, hình quả trứng của Sao Thủy khiến cho hành tinh này gần Mặt Trời nhất ở khoảng cách 47 triệu km và xa nhất ở khoảng cách 70 triệu km. Nó hoàn thành nhanh chóng mỗi vòng xoay quanh Mặt Trời mất 88 ngày, di chuyển trong vũ trụ với vận tốc gần 47km một giây, nhanh hơn các hành tinh khác.

Sao Kim quay chậm rãi trên trục quay của nó và hoàn thành mỗi vòng mất 99 ngày trên Trái Đất. Tuy nhiên, Sao Thủy di chuyển nhanh nhất theo quỹ đạo hình elip quanh Mặt Trời (và nó gần với Mặt Trời nhất), mỗi vòng quay không kèm theo bình minh và hoàng hôn như trên phần lớn các hành tinh khác. Mặt Trời buổi sáng dường như mọc rất ngắn, mọc rồi lại lặn từ một số vùng trên bề mặt của hành tinh này. Ngược lại, điều tương tự cũng xảy ra lúc hoàng hôn với các vùng khác trên bề mặt hành tinh này. Một ngày dương lịch ở Sao Thủy (một ngày đầy đủ chu kỳ sáng - tối) bằng 176 ngày trên Trái Đất - chỉ bằng đúng hai năm trên Sao Thủy.

Trục xoay của Sao Thủy chỉ nghiêng 2 độ, liên quan đến mặt bằng quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời. Điều này có nghĩa là nó quay gần như hoàn toàn thẳng đứng và vì thế không trải qua các mùa như nhiều hành tinh khác có được.

Sự hình thành

Sao Thủy được hình thành khoảng 4,5 tỷ năm trước khi lực hút đẩy khí gas xoáy và bụi lại với nhau tạo nên tiểu hành tinh gần Mặt Trời nhất này. Giống những người anh em địa tinh khác, Sao Thủy có một lõi ở giữa, một lớp vỏ ngoài gồ ghề nhiều đá và lớp vỏ bọc rắn chắc.

Sao Thủy được trẻ em yêu thích

Sao Thủy là hành tinh bé nhất trong hệ mặt trời của chúng ta. Nó chỉ lớn hơn Mặt Trăng của Trái Đất. Nó là hành tinh gần Mặt Trời nhất nhưng thực tế không phải hành tinh nóng nhất. Sao Kim nóng hơn.

Cùng với Sao Kim, Trái Đất, Sao Thủy là một trong những hành tinh gồ ghề sỏi đá. Nó có bề mặt rắn chắc với đầy miệng núi lửa như Mặt Trăng của chúng ta. Nó có bầu khí quyển mỏng và không hề có mặt trăng nào. Sao Thủy thích giữ mọi thứ luôn ở trạng thái đơn sơ.

Sao Thủy quay chậm hơn so với Trái Đất, vì thế một ngày ở đây kéo rất dài. Sao Thủy mất 50 ngày để hoàn thiện một vòng quay đầy đủ. Tuy nhiên, một năm trên Sao Thủy lại trôi đi nhanh chóng. Bở vì là hành tinh gần mặt trời nhất nên nó chỉ mất 88 ngày để quay xung quanh Mặt Trời.

Cấu tạo

Sao Thủy là hành tinh thứ dày đặc nhất, sau Trái Đất. Nó có một lõi kim loại lớn với bán kính khoảng 2.074 km, chiếm khoảng 85% bán kính của hành tinh này. Có bằng chứng rằng nó là một phần kim loại nóng chảy hoặc chất lỏng. Vỏ ngoài của Sao Thủy, so với vỏ ngoài của Trái Đất (gọi là áo và vỏ), chỉ dày 400 km.

Bề mặt

Bề mặt Sao Thủy giống bề mặt trăng của Trái Đất, rải rác rất nhiều miệng núi lửa do các vụ va chạm với thiên thạch và sao chổi để lại. Những miệng núi lửa và các dạng địa hình trên Sao Thủy được đặt theo tên của những cố nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà văn nổi tiếng, trong đó có nhà văn viết cho trẻ em Dr. Seuss và vũ công tiên phong Alvin Ailey.

Có rất nhiều lòng chảo lớn, trong đó có Cloris (đường kính 1.550 km) và Rachmaninoff (đường kính 306 km) được tạo bởi những vụ va chạm thiên thạch lên bề mặt của hành tinh này thời kỳ đầu trong lịch sử của hệ mặt trời. Bên cạnh việc có những vùng địa hình bằng phẳng cũng có những vách đá, dài khoảng hàng trăm dặm và nhô cao tới một dặm. Chúng nổi lên khi phần bên trong của hành tinh này bị nguội đi và co lại suốt hàng tỷ năm từ khi Sao Thủy được hình thành.

Phần lớn bề mặt Sao Thủy mắt người trông thấy có màu nâu xám. Những vệt sáng được gọi là "những vệt miệng núi lửa." Chúng được hình thành khi một thiên thể hoặc sao chổi đâm vào bề mặt của hành tinh này. Lượng năng lượng lớn khủng khiếp được phóng ra tạo thành một vụ va chạm mạnh đến mức đào ra một chiếc hố lớn trong lòng đất đồng thời cũng đè nát lượng lớn đá dưới điểm va chạm. Một vài trong số những vật chất đã nát vụn này bị văng xa ra khỏi miệng núi lửa rồi lại rơi xuống bề mặt, tạo thành những vệt đó. Những mảnh đá vụn nhỏ lành lặn phản chiếu sáng sáng tốt hơn những miếng đá lớn, vì thế những vệt này trông sáng hơn. Môi trường vũ trụ - những tác động của rác và bụi gió mặt trời - khiến cho những vật này tối dần đi theo thời gian.

Nhiệt độ trên bề mặt Sao Thủy vừa cực kỳ nóng vừa cực kỳ lạnh. Trong thời gian ban ngày, nhiệt độ bề mặt Sao Thủy có thể đạt đến 430 độ C. Vì hành tinh này không có bầu khí quyển để giữ nhiệt nên ban đêm nhiệt độ trên bề mặt có thể tụt xuống tới - 180 độ C.

Sao Thủy có nước đóng băng ở hai cực bắc và cực nam sâu bên trong các miệng núi lửa nhưng chỉ ở trong những vùng tối vĩnh cửu. Tại đây đủ lạnh để có thể dự trữ nước đóng băng cho dù nhiệt độ ở các vùng chan hòa ánh nắng khác lại cao.

Khả năng có sự sống

Cho đến giờ chúng ta biết thì môi trường Sao Thủy không thể mang lại sự sống được. Nhiệt độ và bức xạ mặt trời, điểm đặc biệt của hành tinh này chắc chắn quá hà khắc khiến cho các sinh vật không thể thích nghi được.

Các mặt trăng

Sao Thủy không có mặt trăng nào.

Từ quyển

Từ trường của Sao Kim tương đối lệch so với quỹ đạo của hành tinh này. Dù từ trường của Sao Thủy trên bề mặt chỉ mạnh bằng 1% trên Trái Đất nhưng nó tương tác với từ trường của gió mặt trời tạo ra những trận lốc xoáy từ trường dữ dội di chuyển nhanh,, gió mặt trời nóng thổi xuống bề mặt của hành tinh này. Khi các ion này va vào bề mặt Sao Thủy, chúng làm văng những hạt nguyên tử tích điện và khiến chúng nhào lộn cao tít trên không trung.

Chuyên mục: