10 thực tế kỳ dị nhất về Sao Kim

Sao Kim là hành tinh thứ hai tính từ mặt trời. Nó là hành tinh kỳ dị về nhiều khía cạnh. Dưới đây là 10 điều kỳ dị nhất về hành tinh Sao Kim.


Hành tinh núi lửa


Sao Kim có nhiều núi lửa hơn bất kỳ hành tinh nào khác trong hệ mặt trời. Các nhà thiên văn học đã biết đến hơn 1600 núi lửa trên bề mặt của nó nhưng chắc chắn còn có nhiều ngọn nhỏ khác mà chúng ta không thể trông thấy. Các nhà khoa học cho rằng hầu hết chúng đều im lìm dù một vài ngọn vẫn hoạt động.

Nơi ngày dài hơn năm


Một ngày trên Sao Kim kéo dài bằng 243 ngày trên Trái Đất (khoảng thời gian đề Sao Kim quay một vòng quanh trục của nó) trong khi một năm trên Sao Kim (thời gian nó hoàn thành một vòng quay quanh mặt trời) thì ngắn hơn, chỉ bằng 224,7 ngày trên Trái Đất.

Anh em sinh đôi của Trái Đất


Trong tất cả các hành tinh của hệ mặt trời, Sao Kim gần giống một người anh em song sinh của Trái Đất nhất. Cả hai thiên thể có kích thước gần tương đương. Cấu tạo của Sao Kim giống phần lớn Trái Đất. Quỹ đạo của Sao Kim cùng gần quỹ đạo của Trái Đất hơn hết thảy các handh tinh khác của hệ mặt trời. Cả hai hành tinh đều có bề mặt tượng đối trẻ và đều có bầu khí quyển dày đặc mây (Tuy nhiên, điều quan trọng là mây của Sao Kim chủ yếu có cấu tạo là sulfuric acid độc).

Hành tinh nóng bỏng


Vì phần lớn khí quyển cấu tạo là khí carbon dioxide, một hiệu ứng nhà kính hết sức mạnh mẽ đang làm nóng bề mặt của Sao Kim. Nhiệt độ có lên chạm mức như thiêu đốt 470 độ C.

"Bề mặt Sao Kim đủ nóng có thể làm tan chảy chì vì bầu khí quyển của nó không kiềm chế được hiệu ứng nhà kính," Sue Smrekar một nhà khoa học làm việc tại Phòng Thí Nghiệm Sức Đẩy Phản Lực của NASA cho biết.

Áp suất cực lớn


Áp suất không khí trên bề mặt Sao Kim cực lớn - lớn hơn áp suất không khí trên bề mặt biển trên Trái Đất 90 lần. Nói cách khác, áp suất trên Sao Kim khoảng gần bằng áp suất nước ở độ sâu 1 km dưới biển trên Trái Đất.

Sao Kim ghé ngang mặt trời


Sao Kim nằm trong số ít các hành tinh mà ở đó chúng ta có thể quan sát nó đi ngang qua phía trước mặt trời. Chỉ có Sao Kim và Sao Thủy làm được điều này quan sát được từ vị trí thuận lợi trên Trái Đất. Sự ghé ngang mặt trời của Sao Kim hiếm khi xảy ra, vì với các cặp hành tinh chia cách nhau 8 năm chỉ ghé qua nhau mỗi thế kỷ không quá một lần.

Một trong những dịp tuyệt vời này xảy ra vào ngày 5 tháng 6 năm 2012, khi một chuyến ghé ngang qua mặt trời của Sao Kim có thể quan sát được ở Bắc và một vài vùng ở Nam Mỹ, Tây Á, nửa vùng Tây Phi và gần như toàn Châu Âu. Chỉ vào thế kỷ 17 khi người ta phát minh ra kính thiên văn, con người mới được tận mắt chứng kiến một hiện tượng Sao Kim ghé ngang mặt trời.

Hành tinh sáng nhất


Trong khi Sao Kim gần như không phải hành tinh lớn nhất hệ mặt trời thì trạng thái gần với Trái Đất khiến nó trở thành hành tinh sáng nhất trên bầu trời. Nó cũng được cho là thiên thể sáng thứ hai trên bầu trời đêm, chỉ sao mặt trăng của trái đất. 

Trên thực tế, sao Kim có thể hiện ra sáng đến mức một phi công trên chuyến bay của hãng hàng không Air Canada vào tháng 1 năm 2011 đã thực sự nhầm hành tinh chói sáng này với một chiếc máy bay đang tới. Viên phi công đã lái máy bay vào một chỗ ấn náu khẩn cấp để tránh xảy ra một cuộc va chạm giữa không trung với thứ mà sau đó các nhà điều tra xác định được là Sao Kim, vẫn còn ở khoảng cách an toàn hàng triệu dặm phía trước, theo một công chức vận tải hàng không Canada cho hay.

Điều huyền bí của người cổ


Sao Kim trở thành mục tiêu quan sát suốt hàng nghìn năm nay. Những người Babylon cổ đã theo dõi những chuyển động lang thang của nó trên bầu trời trong những ghi chép có nhiên đại năm 1600 TCN. Nhà toán học Hy Lạp Pythagore là người đầu tiên phát hiện ra rằng những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời buổi sáng (sao mai) và trên bầu trời buổi chiều (sao hôm) thực ra là cùng một thiên thể, Sao Kim.

"Trong suốt chiều dài lịch sử, Sao Kim trở thành trở thành một trong những thiên thể trên bầu trời được khám phá và nghiên cứu nhiều nhất,"  Smrekar cho hay.

Hành tinh giông bão


Những cơn bão càn quét quanh Sao Kim với vận tốc siêu nhanh, có thể đạt mức 724 km một giờ trong tầng giữa. Những cơn bão Sao Kim này nhanh hơn cả lốc xoáy di chuyển nhanh nhất trên Trái Đất.

Sao Kim có các tuần trăng


Vì Sao Kim quay quanh mặt trời bên trong quỹ đạo của Trái Đất nên hành tinh này có vẻ như cũng có các tuần trăng giống mặt trăng của Trái Đất. Khi Sao Kim ở phía đối diện của mặt trời, nó trong tuần trăng tròn còn ở tuần trăng non khi nó ở giữa Trái Đất và mặt trời.

Người đầu tiên chứng kiến các tuần trăng này là nhà thiên văn học người Italia Galileo Galilei vào năm 1610.
Chuyên mục: