Eris là một trong những hành tinh lùn được biết đến rộng rãi nhất trong hệ mặt trời của chúng ta. Nó có kích thước khoảng bằng Sao Diêm Vương nhưng xa Mặt Trời gấp 3 lần.
Ban đầu dường như Eris lớn hơn Sao Diêm Vương. Điều này đã gây ra một cuộc tranh luận trong cộng đồng khoa học dẫn đến việc năm 2006 Hiệp Hội Thiên Văn Học Quốc Tế đưa ra quyết định định nghĩa lại về hành tinh. Sao Diêm Vương, Eris và các hành tinh tương tự giờ chính thức được coi là các hành tinh lùn.
Ban đầu có tên là 2003 UB313 (và được đội khám phá ra đặt cho biệt danh chiến binh truyền hình Xena). Eris được đặt theo tên nữ thân mâu thuẫn và xung đột của Hy Lạp cổ. Cái tên này thích hợp vì Eris vẫn là trung tâm gây ra một cuộc tranh luận khoa học về định nghĩa hành tinh.
Phát hiện
Eris được phát hiện ngày 21 tháng 10 năm 2003 bởi đội các nhà thiên văn M.E. Brown, C.A. Trujillo và D. Rabinowitz tại Đài Thiên Văn Palomar.
Kích thước và khoảng cách
Với bán kính khoảng 1.163 km. bán kính Eris bằng khoảng 1/5 bán kính Trái Đất. Giống Sao Diêm Vương, Eris là một hành tinh nhỏ hơn Mặt Trăng của Trái Đất. Nếu Trái Đất có kích thước bằng một đồng xu thì Eris to bằng một hạt bỏng ngô.
Từ khoảng cách trung bình 10.125.000.000 km. Eris cách Mặt Trời khoảng 68 đơn vị thiên văn. Mỗi đơn vị thiên văn (viết tắt là AU) là khoảng cách từ Mặt Trời tới Trái Đất. Từ khoảng cách này, ánh nắng phải mất 5 tiếng 15 phút để di chuyển từ Mặt Trời tới Eris.
Quỹ đạo và vòng quay
Eris mất 557 năm trên Trái Đất để hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trời. Mặt phẳng quỹ đạo của Eris hướng ra ngoài mặt phẳng quỹ đạo của các hành tinh trong hệ mặt trời và kéo dài ra cả ngoài Vành Đai Kuipert, một vùng đầy vụn băng bên ngoài quỹ đạo Sao Hải Vương.
Vì Eris có quỹ đạo quay quanh Mặt Trời, cứ 25,9 tiếng nó hoàn thành một vòng quay, khiến đó chiều dày ngày giống ngày của chúng ta.
Sự hình thành
Hành tinh lùn Eris là một thành viên của một nhóm thiên thạch quay quanh một vùng hình đĩa bên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương gọi là Vành Đai Kuiper. Vương quốc xa xôi này là nơi trú ngụ của hàng nghìn tiểu hành tinh lạnh giá, chúng được hình thành trong thời kỳ đầu lịch sử của hệ mặt trời chúng ta khoảng 4,5 tỷ năm trước. Những thiên thạch lạnh lẽo này được gọi là các thiên thạch Vành Đai Kuiper, các thiên thạch quay quanh sao hải vương (transneptunian objects) hoặc các thiên thạch sao diêm vương (plutoids).
Cấu tạo
Chúng ta biết rất ít về cấu tạo bên trong của Eris.
Bề mặt
Eris gần như chắc chắn có bề mặt cứng giống Sao Diêm Vương. Các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ bề mặt biến đổi từ -217 độ C đến -243 độ C.
Khí quyển
Hành tinh lùn này thường cách xa Mặt Trời tới mức khí quyển của nó ta ra và đóng băng, rơi thành tuyết xuống bề mặt. Khi nó di chuyển gần Mặt Trời nhất trên quỹ đạo xa xôi, khí quyển sẽ trở nên ấm áp hơn.
Khả năng có sự sống
Bề mặt Eris quá lạnh, vì thế dường như không chắc rằng sự sống có thể tồn tại ở đó.
Mặt trăng
Eris có một mặt trăng rất nhỏ tên là Dysnomia. Dysnomia có quỹ đạo gần tròn kéo dài 16 ngày. Mặt trăng này được đặt theo tên con gái của Eris, nữ quỷ thần về sự hỗn loạn.
Dysnomia và các mặt trăng nhỏ khác quay quanh các hành tinh và các hành tinh lùn cho phép các nhà thiên văn tính được khối lượng của thiên thạch mẹ. Dysnomia đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định được rằng Sao Diêm Vương và Eris có thể so sánh với nhau.
Vành đai
Eris không có vành đai nào.
Từ quyển
Chúng ta chưa biết gì về từ quyển của Eria.
Thăm dò
Eris lần đầu tiên được phát hiện năm 2003 trong một cuộc nghiên cứu tại Đài Thiên văn Palomar hệ mặt trời bên ngoài bởi Mike Brown, một giáo sư thiên văn học hành tinh tại Học Viện Kỹ Thuật Califfornia; Chad Trujillo ở Đài Thiên Văn Gemini và David Rabinowitz ở Trường Đại Học Yale.
Các mốc thời gian đáng chú ý
- Ngày 8 tháng 1 năm 2005: Các nhà khoa học dùng các bức ảnh từ các kính thiên văn mặt đất công bố đã phát hiện ra một hành tinh có kích thước bằng Sao Diêm Vương cách quỹ đạo Sao Hải Vương hàng tỷ dặm. Họ đặt cho tiểu hành tinh này biệt danh Xena theo tên một nhân vật chiến binh viễn tưởng trong phim truyền hình. Phát hiện này gây ra một cuộc tranh luận về định nghĩa hành tinh.
- Tháng 9 năm 2005: Các nhà khoa học công bố Xena có một tiểu mặt trăng, được họ đặt biệt danh là Gabriella theo tên người bạn tri kỷ của Xena trong một bộ phim truyền hình viễn tưởng về một một nàng công chúa chiến binh.
- Ngày 26 tháng 8 năm 2006: Sau nhiều tháng tranh luận về việc phân loại Eris như thế nào, Hiệp Hội Thiên Văn Học Quốc Tế bỏ phiếu thông qua việc thay đổi cách định nghĩa về hành tinh. Định nghĩa mới phân loại lại Sao Diêm Vương là một hành tinh lùn và giảm số hành tinh trong hệ mặt trời xuống còn 8. Cả Eris và thiên thạch Ceres cũng được phân loại là những hành tinh lùn.
- Ngày 14 tháng 9 năm 2006: Hiệp Hội Thiên Văn Học Quốc Tế công bố rằng sao lùn được biết đến với tên Xena được đặt tên là Eris, theo tên một nữ thần xung đột của Hy Lạp cổ. Mặt trăng của Eris được đặt tên là Dysnomia, nữ quỷ thần về sự hỗn loạn và là con gái của Eris. Điều này đang cho thấy sự thích hợp vì việc phát hiện ra Eris khiến Sao Diêm Vương vị giáng cấp thành hành tinh lùn giữa lúc tranh luận vẫn còn tiếp tục trong giới khoa học và công chúng.