Sao Diêm Vương - Hành tinh phức tạp và huyền bí

Sao Diêm Vương là một hành tinh phức tạp và huyền bí với những quả núi, thung lũng, đồng bằng, các miệng núi lửa và có lẽ cả các sông băng. Được phát hiện năm 1930, Sao Diêm Vương từ lâu được cho là hành tinh thứ 9 của hệ mặt trời chúng ta. Tuy nhiên, sau khi phát hiện ra những hành tinh hấp dẫn tương tự ở sâu hơn bên trong Vành Đai Kuiper xa cách, Sao Diêm Vương lạnh lẽo được phân loại lại là một hành tinh lùn.


Sao Diêm Vương được xoay quanh bởi 5 mặt trăng nổi tiếng, lớn nhất trong số đó là Charon. Charon có kích thước bằng chính một nửa Sao Diêm Vương, khiến nó trở thành vệ tinh lớn nhất có liên quan tới hành tinh có quỹ đạo nằm trong hệ mặt trời của chúng ta này. Sao Diêm Vương và mặt trăng Charon thường được người ta quy cho là một "hành tinh kép."

Sao Diêm Vương được đặt theo tên thần địa ngục của La Mã, Pluto.

Kích thước và khoảng cách

Với bán kính 1.151 km, Sao Diêm Vương rộng bằng khoảng 1/6 Trái Đất. Nếu Trái Đất có kích thước bằng một đồng xu thì Sao Diêm Vương có kích thước lớn bằng một hạt bỏng ngô.

Từ khoảng cách trung bình 5,9 tỷ km, Sao Diêm Vương cách Mặt Trời 39 đơn vị thiên văn. Mỗi đơn vị thiên văn (viết tắt là AU) là khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất. Từ khoảng cách này, phải mất 5,5 tiếng để di chuyển từ Mặt Trời đến Sao Diêm Vương.

Nếu bạn đứng trên bề mặt của Sao Diêm Vương vào buổi trưa, độ sáng của mặt trời ở đây sẽ đạt tỷ lệ 1/900 hay nó sáng gấp 300 lần ánh trăng tròn ở hành tinh chúng ta. Mỗi ngày ở đây có một khoảnh khắc gần giống hoàng hôn trên Trái Đất khi ánh sáng có cùng cường độ sáng như lúc giữa trưa trên Sao Diêm Vương.

Quỹ đạo và vòng quay

Quỹ đạo của Sao Diêm Vương quanh mặt trời khác thường so với các hành tinh khác: nó vừa có hình elip vừa bị nghiêng. Quỹ đạo hình trái xoan, kéo dài 248 năm của Sao Diêm Vương có thể khiến nó cách xa mặt trời nhất tới 49,3 đơn vị thiên văn và gần nhất là 30 đơn thị thiên văn. Tuy nhiên về trung bình, Sao Diêm Vương cách mặt trời 5,9 tỷ km, hay 39 đơn vị thiên văn.

Từ năm 1979 tới năm 1999, Sao Diêm Vương gần điểm gần mặt trời khi nó ở gần mặt trời nhất. Trong thời gian này, Sao Diêm Vương thực sự gần mặt trời hơn Sao Hải Vương.

Một ngày trên Sao Diêm Vương kéo dài 13 tiếng. Trục quay của nó nghiêng 57 độ theo mặt phẳng quỹ đạo quay quanh mặt trời của nó, vì thế nó gần như quay ngang. Sao Diêm Vương cũng cho thấy mình quay ngược: quay từ tây sang đông giống Sao Kim và Sao Thiên Vương.

Sự hình thành

Hành tinh lùn Diêm Vương là một thành viên của một nhóm các thiên thạch quỹ đạo quay trong một vùng có hình đĩa của Sao Hải Vương gọi là Vành Đai Kuiper. Vương quốc xa xôi này là nơi cư trú của hàng nghìn tiểu hành tinh lạnh giá, được hình thành trong thời kỳ đầu trong lịch sử hệ mặt trời chúng ta, khoảng 4,5 tỷ năm trước. Các thiên thạch lạnh giá này được gọi là các thiên thạch Vành Đai Kuiper, các thiên thạch quay quanh sao hải vương (transneptunian objects) hoặc các thiên thạch sao diêm vương (plutoids).

Sao Diêm Vương được trẻ em yêu thích

Sao Diêm Vương là một hành tinh lùn nằm trong Vành Đai Kuiper, một vùng đầy các thiên thạch lạnh giá và các hành tinh lùn khác di chuyển qua Sao Hải Vương. Sao Diêm Vương rất nhỏ, chỉ rộng bằng một nửa nước Mỹ và mặt trăng lớn nhất Charon kích thước chỉ bằng một nửa sao Diêm Vương.

Gần như tất cả các hành tinh quay quanh Mặt Trời đều có quỹ đạo hoàn hảo. Tuy nhiên, Sao Diêm Vương thì không, nó có đường đi hình trái xoan cũng quỹ đạo Mặt Trời ở đâu đó gần tâm của nó. Ngoài ra, đường đi của nó hoàn toàn nghiêng so với các hành tinh khác.

Cấu tạo

Sao Diêm Vương có đường kính bằng 2/3 đường kính mặt trăng của Trái Đất và gần như chắc chắn có một lõi đá bao quanh bởi một lớp vỏ ngoài là nước băng. Những lớp băng thú vị giống như sương giá khí metan và khí ni tơ bao phủ bề mặt nó. Do đó, độ dày của nó cũng thấp hơn. Khối lượng của Sao Diêm Vương bằng khoảng 1/6 mặt trăng của trái Đất.

Bề mặt

Bề mặt của Sao Diêm Vương đặc trưng bởi những núi, các thung lũng, đồng bằng và các miệng núi lửa. Nhiệt độ trên Sao Diêm Vương lạnh tới -226 đến 5240 độ C.

Các dải núi của Sao Diêm Vương có độ cao 2 đến 3 km và chúng là những khối băng lớn, đôi khi có một lớp các khí lạnh bao phủ bên ngoài như khi metan. Những máng nước và các thung lũng dài tới 600 km được thêm vào những dạng địa hình thú vị của hành tinh lùn xa xôi này.

Những miệng núi lửa lớn có đường kính tới 260 km điểm xuyết vào một vài khung cảnh trên Sao Diêm Vương, với những dấu hiệu bằng chứng về sự xói mòn và bồi đắp. Điều này cho thấy những tác động kiến tạo đang dần làm lại bề mặt của Sao Diêm Vương.

Các đồng bằng nổi bật nhất quan sát được trên Sao Diêm Vương dường như được tạo bởi khí ti nơ đóng băng và cho thấy không có miệng núi lửa. Những đồng bằng này cho thấy những cấu tạo gợi ra sự đối lưu.

Khí quyển

Sao Diêm Vương có bầu khí quyển mỏng, loãng kéo dài ra khi nó tiến đến gần mặt trời hơn và tan ra khi hành tinh này di chuyển ra xa hơn - giống như một sao chổi. Thành phần chính là phân tử ni tơ cho dù các phân tử metan và CO (carbon monoxide) cũng được tìm thấy.

Khi Sao Diêm Vương gần mặt trời, lớp bằng bề mặt của nó thăng hoa (chuyển ngay từ thể rắn sang thể khí) và bay lên hình thành nên một bầu khí quyển mỏng tạm thời. Lực hút yếu của Sao Diêm Vương (bằng 6% của Trái Đất) khiến cho khí quyển mở rộng về độ cao nhiều hơn khí quyển của hành tinh chúng ta. Sao Diêm Vương trở nên lạnh hơn trong một nửa năm khi nó di chuyển xa dần mặt trời. Trong khoảng thời gian này phần lớn khí quyển của hành tinh này có lẽ bị đóng băng và rơi thành tuyết xuống bề mặt.

Khả năng có sự sống

Bề mặt của Sao Diêm Vương quá lạnh, vì thế dường như không chắc sự sống có thể tồn tại ở đó. Với nền nhiệt cao như vậy, nước, cần cho sự sống như ta biết, về cơ bản giống như là đá. Tuy nhiên, phần lục địa bên trong của Sao Diêm Vương ấm áp hơn và một số người còn cho rằng thậm chí có thể có một đại dương ở sâu bên dưới.

Mặt trăng

Sao Diêm Vương có 5 mặt trăng nổi tiếng: Charon, Nix, Hydra, Kerberos và Styx. Hệ mặt trăng này có lẽ đã được hình thành bởi một vụ va chạm giữa Sao Diêm Vương với các thiên thạch khác có cùng kích thước ở thời kỳ đầu trong lịch sử hệ mặt trời của chúng ta.

Charon, mặt trăng lớn nhất của Sao Diêm Vương, có kích thước bằng chính 1/2 Sao Diêm Vương, khiến nó trở thành vệ tinh lớn nhất có liên quan đến hành tinh có quỹ đạo quay trong hệ mặt trời của chúng ta này. Nó quay xung quanh Sao Diêm Vương ở khoảng cách chỉ 19.640 km. Nếu so sánh, mặt trăng của chúng ta cách xa Trái Đất gấp 20 lần. Sao Diêm Vương thường được cho là một hành tinh kép.

Quỹ đạo của mặt trăng Charon quay quanh Sao Diêm Vương hết 153 tiếng - bằng quãng thời gian Sao Diêm Vương hoàn thành một vòng quay. Điều này có nghĩa là Charon không mọc cũng chẳng lặn mà nó lư lửng tại cùng một điểm trên bề mặt Sao Diêm Vương. Charon luôn đối mặt với Sao Diêm Vương ở cùng một mặt, một trạng thái được gọi là khóa thủy triều.

Bốn mặt trăng khác của Sao Diêm Vương nhỏ hơn nhiều, chỉ rộng 160 km. Chúng cũng có hình dạng bất định, không có hình cầu giống Charon. Không giống với nhiều mặt trăng khác trong hệ mặt trời, những mặt trăng này không khóa thủy triều với Sao Diêm Vương. Tất cả chúng đều quay và không luôn ở trạng thái đối mặt với Sao Diêm Vương.

Vành đai

Quanh Sao Diêm Vương không có vành đai nào.

Từ quyển

Người ta vẫn chưa biết liệu Sao Diêm Vương có từ trường hay không nhưng kích thước nhỏ và quay chậm của nó khiến người ta cho rằng nó có từ trường yếu hoặc không có.
Chuyên mục: