Kính thiên văn Kepler đã phát hiện được hàng nghìn hành tinh ngoài hệ mặt trời từ năm 2019 với 30 hành tinh có kích thước nhỏ hơn 2 lần Trái Đất và có quỹ đạo nằm trong vùng có thể ở trong hệ sao của chúng.
Được khai trương tại Mũi Canaveral, bang Floria, Mỹ ngày 7 tháng 3 năm 2009, Kính thiên văn Kepler đã giúp các thiên văn nghiên cứu các hành tinh bên ngoài hệ mặt trời.
Khi khai trương nó nặng 1052 kg và dài 47m, rộng 27m.
Loại vệ tinh nhân tạo này chuyên dùng để tìm kiếm "những hành tinh giống Trái Đất", nghĩa là chúng có bề mặt gồ ghề và quỹ đạo quay nằm bên trong quỹ đạo bên trong vùng có thể ở hay "Goldilocks" của một ngôi sao đó.
Tổng cộng, Kepler đã tìm được gần 5000 hành tinh "ứng viên" bên ngoài hệ mặt trời, ngoài ra còn 2500 hành tinh ngoài hệ mặt trời "đã được công nhận" mà các nhà khoa học đã chứng minh là thật.
Hiện tại Kepler đang thực hiện nhiệm vụ "K2" phát hiện thêm nhiều hành tinh ngoài hệ mặt trời khác.
Một số hành tinh mà kính thiên văn Kepler đã phát hiện ra:
1. "Trái Đất 2.0"
Năm 2014, chiếc kính thiên văn này đã tạo ra một trong những khám phá quan trọng nhất khi phát hiện ra hành tinh Kepler-452b bên ngoài hệ mặt trời, được đặt tên là "Trái Đất 2.0"
Vật thể hành có nhiều đặc điểm giống hành tinh của chúng ta dùng cách ta tới 1.400 năm ánh sáng. Nó có kích thước quỹ đạo bằng Trái Đất, nhận lượng ánh sáng và chiều dài năm khá bằng với trên Trái Đất chúng ta. Tuy vậy, các chuyên gia vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn rằng ở đây có thể có sự sống hay không nhưng cho biết nếu cây cối được chuyển đến đây chắc chắn chúng sẽ sống sót.
2. Hành tinh đầu tiên có quỹ đạo quanh hai vì sao
Kepler tìm thấy một hành tinh có quỹ đạo quay quanh hai ngôi sao, được gọi là hệ sao đôi vào năm 2011. Hệ sao này được đặt tên là Kepler-16b, cách trái đất khoảng chừng 200 năm ánh sáng.
3. Tìm thấy hành tinh đầu tiên có thể ở bên ngoài hệ mặt trời
Các nhà khoa học tìm ra hành tinh Kepler-22b, hành tinh có thể ở đầu tiên được các nhà thiên văn học tìm thấy bên ngoài hệ mặt trời. Siêu trái đất có thể ở này có hình dạng to lớn, bề mặt gồ ghề với nhiệt độ khoảng 22 độ C, giống với nhiệt độ ngày xuân trên Trái Đất.
4. Tìm thấy "siêu Trái Đất"
Kepler tìm thấy "siêu Trái Đất" đầu tiên vào tháng Tư năm 2017, một hành tinh khổng lồ được đặt tên là LH 1140b. Nó có quỹ đạo quanh quanh một sao lùn đỏ, cách Trái Đất khoảng 4 triệu năm ánh sáng. Các nhà khoa học cho rằng nó chứa các đại dương magma.
5. Phát hiện hệ sao "Trappist-1"
Hệ sao Trappist-1 trong đó chứa 7 hành tinh giống Trái Đất, là một trong những phát hiện quan trọng nhất năm 2017. Mỗi hành tinh có quỹ đạo quay quanh một ngôi sao lùn, chỉ cách Trái Đất 39 triệu năm ánh sáng, chắc chắn trên bề mặt có nước. Ba trong số các hành tinh này có những điều kiện tốt mà các nhà khoa học cho rằng sự sống đã từng xuất hiện trên đó.
Kepler đã phát hiện hệ sao này năm 2016 nhưng các nhà khoa học đã công bố trên báo chí vào Tháng Hai ngoái.