Vũ trụ là một khoảng tối đẹp mắt. Cho dù đúng là vậy, vẫn có những vùng này tối hơn những vùng khác. Không gì tối hơn một lỗ đen.
Mỗi lỗ đen là một vùng chứa lực hút mạnh mẽ mà không gì - thậm chí đến cả ánh sáng - có thể thoát khỏi nó. Các lỗ đen hình thành khi một vài ngôi sao nào đó tàn lụi. Năng lượng giữ ngôi sao này lại với nhau biến mất và tự nó lụi tàn sản sinh ra một vụ nổ rất đẹp. Tất cả các vật chất sót lại từ vụ nổ, gấp khối lượng Mặt Trời của chúng ta nhiều lần, rơi vào một điểm hết sức nhỏ.
Dù vậy, những chiếc lỗ đen có thể hình thành theo nhiều cách và những lỗ đen lớn có thể nuốt khối lượng vật chất lớn hơn khối lượng mặt trời của chúng ta hàng chục tới hàng triệu lần vào một điểm nhỏ hơn đầu của cái đinh! Một số lỗ đen càng nuốt nhiều vật chất thì khối lượng của chúng càng tăng lên.
Điểm nơi tất cả vật chất bị nuốt vào được gọi là dị điểm. Dù có thể nó hết sức nhỏ nhưng tác động của nó lại vô cùng lớn.
Hãy tưởng tượng một đường tròn với một dị điểm ở tâm. Lực hút vào lên phần tâm của đường tròn này mạnh đến nỗi không gì có thể thoát ra khỏi - nó hút vào mọi thứ, thậm chí cả ánh sáng. Đó là lý do vì sao nó lại đen!
Vòng này được gọi là đường sự kiện (cũng Chân trời sự kiện). Đường sự kiện chắc chắn là thứ mà bạn sẽ nghĩ đến khi bạn nghĩ về lỗ đen.
Chắc bạn sẽ thắc mắc: chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đưa một con tàu vũ trụ tiến gần đến đường sự kiện của lỗ đen? Câu trả lời là sẽ bị hiệu ứng sợi mì! Đó là một thuật ngữ chuyên ngành. Khi tàu vũ trụ của chúng ta tiến lại gần nó, lực hút trên mặt bên này gần lỗ đen hơn sẽ mạnh hơn nhiều so với lực hút trên mặt bên kia, tới mức tàu sẽ bị kéo căng ra hoàn toàn thành giống như một sợi mì!