Phát hiện "Siêu Trái đất" cách vùng có thể ở 226 năm ánh sáng

Sử dụng dữ liệu từ kính thiên văn Kepler, hai nghiên cứu sinh của NASA và một đội các du hành gia nghiệp dư đã tìm ra một "siêu Trái Đất" mới.

Có kích thước gấp khoảng chừng 2 lần Trái Đất, được đặt tên là K2-288Bb, thế giới mới này nằm trong vùng có thể ở của ngôi sao của nó làm dấy lên hy vọng có thể chứa sự sống.

Nó cách chòm sao Thiên Ngưu 226 năm ánh sáng và là một hành tinh gồ ghề hoặc giàu khí gas như Sao Hải Vương, NASA cho hay.


Kích thước của nó thuộc loại hiếm trong số các hành tinh bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta.

"Đây là một phát hiện rất thú vị vì cách nó được tìm thấy, vì quỹ đạo của nó vừa phải và bởi kích thước của nó khá bất thường," Adina Feinstein, một cựu sinh viên Đại Học Chicago, đồng tác giả của bài báo công bố phát hiện này được xuất bản trên Tạp Chí Thiên Văn, cho hay.

Hành tinh này nằm trong một hệ sao được đặt tên K2-288 chứa một cặp sao mờ, lạnh cách nhau khoảng 8,2 tỷ km) - gấp khoảng 6 lần khoảng cách giữa Sao Thổ và Mặt Trời.

Ngôi sao sáng hơn vừa mới được phát hiện này to và nặng bằng khoảng 1/2 Mặt Trời, trong khi khối lượng và kích thước bằng 1/3 Mặt Trời, NASA cho biết.

Hành tinh K2-288Bb, có quỹ đạo quay quanh ngôi sao nhỏ, mờ hơn hết 31,3 ngày. Phát hiện này được tạo ra từ năm 2017, khi Feinstein và Makennah Bristow, một sinh viên Trường Đại Học Bắc Carolina Asheville đang thực tập với Joshua Schlieder, một nhà vật lý thiên văn tạ Trung Tâm Thiên Văn Goddard của NASA, bang Maryland.

Họ nghiên cứu dữ liệu từ kính thiên văn Kepler về bằng chứng cho thấy có những lướt ngang, bị làm mờ thường xuyên của một ngôi sao khi một hành tinh có quỹ đạo ngang qua bề mặt của ngôi sao này.

Sau khi kiểm tra dữ liệu từ chiến dịch quan sát lần thứ tư của nhiệm vụ K2 của kính thiên văn Kapler, đội nghiên cứu này nhận thấy chắc chắn có sự di chuyển của hai hành tinh trong hệ sao này.
Chuyên mục: