Cuối tháng 1 năm 2019, sử dụng Kính thiên văn Hubble, các nhà thiên văn đã phát hiện ra một dải ngân hà lạ gần cụm sao hình cầu NGC 6752. Khám phá này không những đặc biệt bởi về vị trí mà còn bởi về các tham số của nó.
Thiên hà mới phát hiện được đặt tên là Bedin 1, là một sao lùn, hình cầu cách chúng ta khoảng chừng 28,38 triệu năm ánh sáng. Nó là một trong những thiên hà cổ nhất từng được biết đến, hình thành cách đây 10 đến 13 tỷ năm trong khi số tuổi hiện tại của vũ trụ là 14 tỷ năm. Chỉ có 36 ngân hà thuộc kiểu từng được biết đến này, 22 trong số chúng là các ngân hà vệ tinh của ngân hà Milky Way, trong khi đó Bedin 1 thuộc kiểu ngân hà tách biệt nhất từng được biết đến, nằm cách dải ngân hà lớn, gần đó nhất 2 triệu năm ánh sáng. Nó cách chúng ta khoảng 3000 năm ánh sáng, kích thước chỉ bằng một phần nhỏ của ngân hà Milky Way và mức độ sáng của nó cũng ít hơn. Ngân hà Bedin 1 là nơi cư trú của phần lớn các ngôi sao đỏ khổng lồ.
Ngân hà Bedin 1 được đặt theo tên của đội trưởng đội thăm dò, Luigi Bedin làm việc tại Đào Quan Sát Vật lý thiên thể Quốc gia ở Padua. Italia. Phát hiện của ông là tình cờ. "Chúng tôi dùng kính Hubble để nghiên cứu những ngôi sao lùn trắng bên trong cụm sao hình cầu NGC 6752," Bedin giải thích. "Sau một cuộc phân tích cẩn trọng về độ sáng và nhiệt độ của chúng, chúng tôi đi đến kết luận rằng những ngôi sao đó không thuộc về cụm sao này - một phần của dải ngân hà Milky Way - mà đúng hơn là xa hơn hàng triệu năm ánh sáng."
Tìm ra Bedin 1 là kiểu phát hiện gây ngạc nhiên trong giới khoa học. Vị trí không ngờ, kiểu ngân hà hiếm và tuổi của nó là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất. Việc tìm ra ngân hà Bedin 1 cũng cho thấy vẫn còn nhiều thiên thể chưa biết đến, thậm chí ngay trong vùng vũ trụ gần ngân hà của chúng ta, vì thế hy vọng năm 2019 sẽ mang lại thêm nhiều khám phá nữa. Ngân hà Bedin 1 đã được gọi là "một hóa thạch từ thời Vũ trụ cổ đại."
Hình ảnh cụm sao hình cầu NGC 6572 do kính Hubble của NASA chụp.