Ariel

Phát hiện

Ariel được phát hiện vào ngày 24 tháng 10 năm 1851 bởi William Lassell, một trong những nhà thiên văn nghiệp dư vĩ đại của nước Anh ở thế kỷ 19, người đã sử dụng số của cải từ buôn bán rượu bia phát đạt để đầu tư vào những chiếc kính thiên văn.


Địa hình phức tạo của Ariel được nhìn thấy trong bức ảnh này, bức ảnh màu tốt nhất về mặt trăng của Sao Hải Vương này của tàu du hành Voyager 2.

Tổng quan

Tất cả các mặt trăng lớn của Sao Thiên Vương, trong đó có Ariel, đều được cho là gồm số lượng nước đá và đá silic lớn như nhau. Các bon đi ô xít cũng được tìm thấy trên Ariel.

Bề mặt của Ariel cho thấy nó là mặt trăng trẻ nhất trong số các mặt trăng của Sao Thiên Vương. Nó có một vài miệng hố va chạm và nhiều lỗ nhỏ, điều đó cho thấy những vụ va chạm thiên thạch tác động nhẹ khá gần đây đã xóa đi các miệng lỗ lớn đã từng bị các cuộc va chạm lớn hơn, xưa xưa hơn để lại. Ariel cũng được cho là đã xảy ra hoạt động địa chất mới đây nhất của các mặt trăng lớn hơn của Sao Thiên Vương. Nó bị cắt ngang bởi các địa hào, là các thung lũng đứt gãy.

Ariel có bề mặt sáng nhất trong số 5 mặt trăng của Sao Thiên Vương nhưng, không mặt trăng nào phản chiếu lại hơn một phần ba lượng ánh sáng mặt trời chiếu lên chúng. Điều này đưa ra giả thuyết rằng các bề mặt của chúng đã bị sậm lại bởi các vật chất các bon. Độ sáng của Ariel tăng lên đột ngột khi nó ở vào vị trí đối nhau - nghĩa là, khi người quan sát ở chính giữa nó và Mặt trời. Điều này cho thấy bề mặt của nó rỗ, rải lên những bóng tối có hệ số phản chiếu giảm trong khi lại chiếu sáng ở các góc khác.


Những số đo đã cho thấy nhiệt độ bề mặt của Ariel tăng và giảm nhanh với sự đến và đi của ánh nắng, mà không có một sự chậm trễ "quán tính nhiệt." Điều đó được minh chứng bởi bức ảnh bề mặt rỗ trên đây, nó có khuynh hướng sẽ cô lập mặt trăng này và giữ cho lớp dưới bề mặt không bị nóng lên. Địa hình này có thể là kết quả của thời kỳ tiểu thiên thạch va chạm làm cày xới mặt đất.

Trong quá khứ, Ariel dường như đã chịu đủ sự đốt nóng cho phép diễn ra sự phân dị, ở đó vật chất nặng hơn chìm về phía lõi còn vật chất nhẹ hơn "trôi nổi" gần hoặc trên bề mặt. Nhưng mẫu vật cho thấy những tương tác thủy triều với Sao Thiên Vương có lẽ cung cấp nguồn nhiệt quan trọng.

Giống như các mặt trăng lớn hơn của Sao Thiên Vương, Ariel thường hướng cùng một mặt về phí Sao Thiên Vương khi nó quay quanh hành tinh này (giống hệt Mặt trăng của chúng ta luôn hướng cùng một mặt về phía Trái Đất). Quỹ đạo của Ariel quay cùng hướng với các thiên thể lân cận, với một độ lệch tâm và nghiêng nhỏ về phí Sao Thiên Vương. Quỹ đạo này được gọi là quỹ đạo đều.

Nguồn gốc tên gọi

Ariel là tên một nhân vật trong cả hai tác phẩm của Shakespeare, "Giông tố" và Bài thơ của Alexander Pope, "The Rape of the Lock." Mặt trăng này được đặt tên là Ariel bởi John Herschel (con trai của William Herschel, người phát hiện ra Sao Hải Vương) theo yêu cầu của người khám phá ra mặt trăng này, William Lassell.