Lần đầu tiên hé lộ thời tiết ban đêm trên Sao Kim

Sao Kim khá gần Trái Đất và từ lâu đã được nghiên cứu, với chuyến chuyến thăm dò đầu tiên tới hành tinh này vào năm 1978. Tuy nhiên, các nhà hoa học vẫn biết rất ít về thời tiết ban đêm trên Sao Kim thế nào. Và cho đến giờ, câu trả lời đã có.

Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã sáng chế ra một cách mới khi sử dụng các cảm biến tia hồng ngoại trên tàu Akatuki, con tàu thăm dò quay quanh quỹ đạo của Sao Kim để nghiên cứu về thời tiết của hành tinh này bằng tia hồng ngoại của Nhật Bản và đã vào được quỹ đạo của nó năm 2015, cuối cùng đã khám phá ra được thời tiết ban đêm trên hành tinh này như thế nào. Các cảm biến đó đã tìm thấy các đám mây ban đêm và những mô hình tuần hoàn kỳ lạ của gió.


Giống Trái Đất, Sao Kim nằm trong "vùng có thể ở" của mặt trời chúng ta, có bề mặt rắn chắc và bầu khí quyển có bão tuyết. Để hiểu được thời tiết của một hành tinh, các nhà nghiên cứu nghiên cứu sự chuyển động của mây bằng ánh sáng hồng ngoại. Tuy nhiên, trong khi bầu khí quyển của Sao Kim quay nhanh thì bản thân hành tinh này lại quay chậm nhất trong các hành tinh còn lại của hệ mặt trời, nghĩa là ngày và đêm rất kéo dài - mỗi buổi khoảng bằng 120 ngày trên Trái Đất.

Đến nay, chỉ có thời tiết ở "vùng ban ngày" trên Sao Kim là dễ quan sát được vì, ngay cả bằng tia hồng ngoại cũng khó có thể có được hiểu biết rõ ràng về phần đêm của Sao Kim. Đã có những cuộc quan sát về "phần đêm" của Sao Kim, nhưng các nghiên cứu này vẫn chưa thể cho thấy rõ được thời tiết ban đêm của hành tinh này.

Để khám phá khía cạnh huyền bí này của hành tinh hàng xóm chúng ta, các nhà nghiên cứu quay qua tàu Akatsuki, tàu thăm dò đầu tiên của Nhật Bản từng quay quanh quỹ đạo một hành tinh khác. Con tàu nàu được thiết kế để giám sát Sao Kim và thời tiết của nó và nó có một bộ chụp ảnh tia hồng ngoại không cần phải có ánh nắng để "xem" được. Cho dù vậy, bộ phận này không thể chụp chi tiết những quan sát được về phần đêm của Sao Kim. Tuy nhiên, bằng cách dùng một phương pháp phân tích mới có thể xử lý các dữ liệu thu thập được từ bộ chụp ảnh này, các nhà nghiên cứu có thể gián tiếp "nhìn thấy" thời tiết ban đêm khó hiểu của Sao Kim.

"Những mẫu mây tỉ lễ nhỏ trong những bức ảnh chụp trực tiếp mờ nhạt và thường không thể phân biệt được với nhiễu ảnh nền," đồng tác giả Takeshi Imamura, giáo sư Trường Đại học Tokyo cho biết. "Để xem được chi tiết, chúng tôi cần bỏ đi nhiễu ảnh này. Trong thiên văn học và khoa học hành tinh, để làm được việc này cách phổ biến là kết hợp các hình ảnh lại, vì các điểm nổi bật thực sự trong một chồng ảnh giống nhau sẽ nhanh chóng che giấu di nhiễu ảnh này. Tuy vậy, Sao Kim là một trường hợp đặc biệt vì toàn bộ hệ thời tiết xoay chuyển rất nhanh, vì thế chúng tôi phải bù đắp cho chuyển động này, gọi là siêu xoay chuyển, để làm nổi bật những thông tin thú vị cho nghiên cứu.

Với phương pháp phân tích mới này, đội nghiên cứu đã quan sát được những cơn gió nam - bắc vào ban đêm và phát hiện ra điều kỳ lạ.

"Điều ngạc nhiên là những con gió này thổi ngược hướng với chúng y hệt của ban ngày," GS. Imamura nói. "Một sự thay đổi mạnh mẽ như vậy không thể xảy ra mà không có hậu quả đáng kể. Quan sát này có thể giúp chúng tôi xây dựng được thêm các mô hình về hệ thời tiết của Sao Kim, hy vọng nó sẽ giải đáp được những câu hỏi từ lâu vẫn chưa có lời giải về thời tiết của Sao Kim và chắc chắn của cả Trái Đất nữa."

Bằng việc sử dụng phương pháp mới này, các nhà nghiên cứu cho rằng các nghiên cứu trong tương lai có thể đưa ra những thông tin chi tiết mới về thời thiết trên các hành tinh khác như Sao Hảo hay thậm chỉ trên chính Trái Đất của chúng ta.


Biểu đồ hình dung về thời tiết trên Sao Kim.
Chuyên mục: