Chúng ta đang được chứng kiến nhiều cảnh tượng ngoạn mục ngoài vũ trụ vì những chiếc kính thiên văn của chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn nhưng có một ứng viên mới cho danh hiệu ngoạn mục nhất thì chưa: Theo các nhà nghiên cứu, lần đầu tiên chúng ta đã quan sát được một ngôi sao đỏ siêu khổng lồ phát nổ thành một siêu tân tinh.
Siêu tân tinh (SN), có tên chuyên môn là 2020tlf, được theo dõi trong suốt 130 ngày gây ra một vũ nổ cực lớn, kết quả là để lại một ngôi sao cách Trái Đất khoảng 120 triệu năm ánh sáng trong dải ngân hà NGC 5731 và lớn hơn Mặt Trời của chúng ta khoảng 10 lần.
Đội nhiên cứu cho biết điều chưa từng thấy, được coi là một trong những sự kiện kỳ thú nhất và có quy mô lớn nhất trong Vũ Trụ, này cho thấy rằng không phải lúc nào cũng có một 'sự bình lặng trước khi giông bão' về mặt các vụ nổ siêu tân tinh - một thách thức các giả định trước đó.
Các siêu tân tinh xảy ra khi các ngôi sao lớn tàn lụi hoặc hết nhiên liệu và tự tàn lụi, không còn giữ được sự cân bằng giữa các lực hút và các phản ứng hạt nhân. Một vụ nổ lớn, siêu sáng tiếp theo là sự sụp đổ, gây ra những đợt sóng sung kích xuyên không và thường để lại một lõi dày đặc được bao quanh bởi một đám khí gọi là tinh vân.