Những sự kiện thiên văn tuyệt vời nhất trên bầu trời đêm Tháng Hai năm 2022 (Phần 2)

Chủ Nhật, 6 Tháng Hai, tình trạng đu đưa của mặt trăng để lộ ra những đại dương khó nắm bắt


Do quỹ đạo có hình bầu dục và nghiêng nên mặt trăng nghiêng lên nghiêng xuống và lắc từ trái qua phải tới 6 độ trong khi lúc nào cũng hướng cùng một bán cầu về phía Trái Đất. Theo thời gian, hiệu ứng đu đưa của mặt trăng này cho phép ta có thể nhìn thấy 59% tổng bề mặt mặt trăng mà không cần rời khỏi Trái Đất. Bạn có thể quan sát tình trạng đu đưa này bằng cách chú ý cách các điểm đặc trưng chủ yếu di chuyển tới lui khỏi rìa của mặt trăng và lên lên xuống xuống. Mare Crisium một lòng chảo có đường kính 556 km rất dễ nhận ra bằng mắt thường và bằng ống nhòm hoặc kính thiên văn. Nó nằm gần rìa tây của mặt trăng, ngay phía bắc xích đạo của mặt trăng (đường cong lên, xong xuống màu đỏ). Vào Chủ Nhật, ngày 6 Tháng Hai, tình trạng đu đưa này sẽ di chuyển Crisium ra xa hơn tới rìa đông của mặt trăng. Cùng tối hôm đó, quan sát thấy rõ hơn hai vết đốm lớn nằm giữa  Mare Crisium và rìa này của mặt trăng. Các đại dương này được đặt tên là Smythii và Marginis, rất khó quan sát được trừ khi rìa đông của mặt trăng quay về phía Trái Đất.

Thứ Hai, ngày 7 Tháng Hai, một nửa mặt trăng di chuyển qua Sao Thiên Vương (buổi tối)


Vào ngày Thứ Hai, 7 Tháng Hai, chuyển động quỹ đạo của mặt trăng được chiếu sáng gần một nửa sẽ di chuyển qua gần Sao Thiên Vương có độ sáng biểu kiến 5,78. Sau khi trời tối, dùng ống nhòm (đường tròn màu lục) để tìm kiếm vị trí của Sao Thiên Vương chỉ nhỏ hơn hai ngón tay phía bên phải mặt trăng (chếch 1,8 độ về phía tây bắc thiên thể này). Trong thời gian còn lại của buổi đêm, mặt trăng sẽ du chuyển xa khỏi hành tinh này và sự quay ban ngày của bầu trời sẽ nâng mặt trăng lên trên Sao Thiên Vương. Vài tiếng trước đó, khoảng 19:39 giờ GMT, những người quan sát ở phía Nam Đại Tây Dương gần vùng Queen Maud Land có thể quan sát thấy mặt trăng che khuất Sao Thiên Vương. Khi các buổi đêm sau đó, mặt trăng này trở nên rạng rỡ, bạn có thể dựa vào những ngôi sao sáng rực trong chòm sao Cetus (Kình ngư), Hamal và Sheratan trong chòm sao Aries (Bạch Dương) để tìm ra Sao Thiên Vương.

Thứ Ba, ngày 8 Tháng Hai - mặt trăng hoàn thành 1/4 vòng quay đầu tiên quanh Trái Đất (lúc 13:50 phút giờ GMT)


Khi mặt trăng hoàn thành 1/4 vòng quay quanh Trái Đất vào 13:50 phút giờ GMT ngày Thứ Ba, 8 Tháng Hai, các phần có liên quan của Trái Đất, mặt trời và mặt trăng sẽ khiến ta trông thấy vệ tinh tự nhiên của chúng ta được chiếu sáng một nửa - phần phía đông. Ở "quý 1" này, mặt trăng luôn mọc vào ban trưa và lặn vào khoảng nửa đêm, cho phép ta cũng có thể trôn thấy nó vào buổi chiều ban ngày. Các buổi tối trong tuần trăng này là lúc lý tưởng nhất để quan sát được địa hình địa vật của mặt trăng khi nó đột ngột được chiếu sáng bởi ánh nắng có góc hẹp.

 Thứ Năm, ngày 10 Tháng Hai - Mặt trăng sẽ di chuyển qua chòm sao Trái Bóng Mùa Đông (buổi tối) 


Trái Bóng Mùa Đông hay còn có tên Lục Giác Mùa Đông và Hình Tròn Mùa Đông là một chòm sao gồm các ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Canis Major (Đại Khuyển), Orion (Lạp Hộ), Taurus (Kinh Ngưu), Auriga (Ngự Phu), Gemini (Song tử) và Canis Minor (Tiểu Khuyển) - đăc biệt là Sirius (Thiên Lang), Rigel, Aldebaran, Capella, Castor & Pollux và Procyon. Quan sát được sau khi trời tối từ các vĩ độ giữa phía Bắc, chòm sao khổng lồ này sẽ mọc thẳng đứng trên bầu trời phía đông nam - trải dài từ 30 độ từ đường chân trời tới quá đỉnh đầu. Ngân hà Milky Way di chuyển theo chiều dọc (thẳng đứng) qua chòm sao này. Chòm sao lục giác này có thể trông thấy trong các buổi đêm từ giữa Tháng Mười Một tới mùa đông hàng năm. Mặt trăng khuyết đang tròn dần sẽ di chuyển qua chòm sao lớn này từ Thứ Năm, ngày 10 Thang Hai tới Thứ Bẩy, ngày 12 Tháng Hai (đường màu đỏ có ngày giờ).
Chuyên mục: