Tàu thăm dò Mặt Trăng phát hiện những khối cầu thủy tinh huyền bí ở phần tối của Mặt Trăng

Tàu thăm dò vũ trụ Yutu-2 của Trung Quốc đã có khám phá thú vị khác về phần tối của Mặt Trăng. Sáng lấp lánh giữa đám bụi xám, khô cằn, camera góc rộng của con tàu đã chụp được hai khối cầu thủy tinh nhỏ trong mờ còn nguyên vẹn.


Những khối cầu như vậy có thể ghi lại thông tin về lịch sử của Mặt Trăng, trong đó có cấu tạo của lớp vỏ và các vụ va chạm. Dù Yutu-2 không thể thu thập được những dữ liệu về cấu tạo nhưng những viên bi mặt trăng này có thể trở thành những mục tiêu nghiên cứu quan trọng trong tương lai.

Thủy tinh không phải là hiếm trên Mặt Trăng. Vật chất này hình thành khi silicate chịu tác động của nhiệt cao mà cả hai thành phần này đều rất sẵn có trên Mặt Trăng.

Trong quá khứ, trên mặt trăng từng có các hiện tượng núi lửa rộng khắp, dẫn đến việc hình thành thủy tinh núi lửa và những vụ va chạm từ các thiên thể nhỏ hơn như các thiên thạch cũng sản sinh ra nhiệt lớn, kết quả là hình thành nên thủy tinh.

Thật khó để chắc chắn nhưng vì phần lớn vật chất thủy tinh được tìm thấy trên Mặt Trăng này có niên đại trông khác với các khối cầu được tìm thấy bởi Yutu-2. Dù lượng các khối cầu dồi dào nhưng chúng có khuynh hướng đường kính không lớn qua một mm.

Những khối cầu thủy tinh mà tàu Yutu-2 tìm được lớn hơn, đường kính từ 15 mm đến 25 mm. Điều đó vẫn chưa khiến chúng trở thành duy nhất, những viên bi thủy tinh có đường kính lên đến 40 mm được tìm thấy gần nơi con tàu Apollo 16 đổ bộ. Những vật chất này được phát hiện ở gần một miệng núi lửa và cũng được cho là những khối cầu do va chạm thiên thạch.
Chuyên mục: