Khi nói đến những hành tinh có các vết lớn, chúng ta thường hay nghĩ đến Sao Mộc và Vết Đỏ Lớn của nó. Nhưng một nghiên cứu mới đây tiết lộ trong hệ mặt trời của chúng ta có một vết lớn ít nổi tiếng hơn.
Sử dụng Kính Thiên Văn Rất Lớn của Cơ Quan Vũ Trụ Châu Âu, các nhà khoa học đã quan sát được một vết đen lớn màu đen trên Sao Hải Vương với kích thước đường kính khoảng 10.000 km, gấp 20 lần kích thước của Hẽm núi Grand ở Mỹ.
Vết rỗng lớn này có một vết sáng nhỏ hơn không ngờ bên cạnh nó, mà các nhà khoa học vẫn chưa biết chắc nó được hình thành như thế nào.
Giáo sư Patrick Irwin của Trường Đại học Oxford và dẫn đầu cuộc nghiên cứu, cho hay: "Chúng ta biết rằng những vết đen này là những cơn lốc xoáy nghịch, giống hệt Vết Đỏ Lớn trên Sao Mộc, nhưng chúng được hình thành thế nào và tại sao thì vẫn chưa biết rõ được."
Vết đen trên Sao Hải Vương lần đầu tiên được phát hiện bởi tàu Voyager của NASA năm 1989. Tuy nhiên, nó không phải một đặc điểm lâu dài và cứ sau vào năm lại biến mất, khiến khó quan sát một cách chi tiết. Năm 2018, Kính thiên văn Hubble của NASA lại phát hiện thấy vết đen này.