Sao băng là gì?

Sao băng

Sao băng là một hòn đá trong vũ trụ hay một thiên thạch - rơi xuống bầu khí quyển của Trái Đất. Trong khi thiên thạch này rơi về phía Trái Đất, lực cản hay ma sát của không khí lên tảng đá này khiến nó trở nên cực kỳ nóng. Những gì mắt ta nhìn thấy là một "ngôi sao rơi." Vệt sáng của ngôi sao thực ra không phải là hòn đá mà đúng hơn là không khí nóng rực lên khi hòn đá này lướt nhanh trong khí quyển.

Trái Đất đã từng chứng kiến rất nhiều sao băng rơi xuống cùng lúc, ta gọi là mưa sao băng.


Tại sao Trái Đất lại gặp nhiều thiên thạch rơi xuống cùng lúc?

Vâng, sao chổi, giống Trái Đất và các hành tinh khác, cũng có quỹ đạo quay quanh mặt trời. Khác với quỹ đạo gần tròn của các hành tinh khác, quỹ đạo của các sao chổi thường không cân xứng (nghiêng).


Sơ đồ cho thấy Mặt Trời ở trung tâm, Trái Đất đang di chuyển theo quỹ đạo và quỹ đạo nghiêng của sao chổi đang giao cắt với quỹ đạo của Trái Đất.

Khi một sao chổi tiến lại gần mặt trời hơn, bề mặt băng giá của nó bị đun sôi, làm tỏa ra rất nhiệt hạt bụi và đá. Những mảnh vỡ của sao chổi này vương vãi khắp trên đường đi của nó, đặc biệt phần bên trong của hệ mặt trời (nơi ta đang sống) vì sức nóng của mặt trời càng đun sôi nó nhiều thì càng làm tỏa ra nhiều băng và mảnh vụn. Thế rồi, vài lần trong một năm khi Trái Đất đang tiếp tục vòng quay quanh mặt trời thì quỹ đạo của nó bị giao cắt với quỹ đạo của một ngôi sao chổi, điều này có nghĩa là Trái Đất rơi đúng ngay vào một chùm những mảnh vỡ của sao chổi.

Mưa sao băng có đáng sợ?

Những thiên thạch thường nhỏ, kích thước từ bằng mẩu bụi cho đến bằng hòn đá cuội. Chúng gần như lúc nào cũng đủ nhỏ để có thể bị đốt cháy nhanh chóng trong khí quyển, vì thế sẽ có rất ít cơ hội để bất kỳ viên nào trong số chúng sẽ đâm vào bề mặt Trái Đất. Nhưng có một cơ hội tốt để bạn có thể chiêm ngưỡng một màn mưa sao trên bầu trời lúc đêm khuya.


Trong trường hợp diễn ra mưa sao băng, những vệt sáng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời nhưng "những cái đuôi" của chúng tất cả dường như cùng lùi lại vào cùng một điểm trên bầu trời. Đó là vì tất cả sao băng đang tiến về phía chúng ta theo cùng một góc và khi chúng càng gần Trái Đất, hiệu ứng gần xa đã biến chúng trông dường như càng tách riêng ra hơn. Điều này giống như ta đang đứng ở giữa đường sắt và trông thấy hai đường ray tiến cùng lại gần từ xa.

Những cơn mưa sao băng được đặt theo tên của chòm sao nơi những ngôi sao băng này xuất hiện. Chẳng hạn như, trận mưa sao băng Orionids diễn ra vào tháng 11 năm 2017, được tạo thành gần chòm sao Orion.
Chuyên mục: