Hệ Mặt trời của chúng ta là một tập hợp khổng lồ các ngôi sao trong dải thiên hà Milky Way (cũng có nghĩa là Ngân Hà). Hàng trăm tỷ ngôi sao có quỹ đạo quay xung quanh trung tâm của dải thiên hà này. Nhưng, bạn có biết có những thứ khác thậm chí còn to hơn đang quay xung quanh trung tâm của dải thiên hà Milky Way? Các dải thiên hà khác cũng đang quay xung quanh!
Thiên hà Andromeda (Chòm sao Tiên nữ) có hai thiên hà vệ tinh quay quanh.
Những thiên hà ít đồ sộ hơn này có tập hợp các sao lớn, tất cả cùng quay quanh tâm riêng của chúng nhưng, các thiên hà này và mọi thứ trong chúng cũng quay quanh dải thiên hà của chúng ta nữa. Nó giống như thể thiên hà của chúng ta là mặt trời còn các thiên hà khác là những hành tinh vậy. Các nhà thiên văn học gọi chúng là "những thiên hà vệ tinh."
Chúng ở đâu và như thế nào?
Thiên hà Milky Way có nhiều thiên hà vệ tinh nhưng lớn nhất là Large Magellanic Cloud (Đám mây Magellanic Khổng lồ). Nó cách ta 163.000 năm ánh sáng và bằng khoảng 1/100 kích thước thiên hà Milky Way. Khác với thiên hà hình xoắn ốc của chúng ta, thiên hà này không có hình xoắn ốc rõ ràng. Một số nhà khoa học cho rằng vì Milky Way đang kéo và làm lệch nó.
Thiên hà Magellanic Khổng Lồ.
Theo quan điểm về khoảng cách, có hai đối thủ cạnh tranh cho danh hiệu thiên hà vệ tinh gần thiên hà chúng ta nhất. Một trong số chúng là nhóm các ngôi sao đủ nhỏ đến mức các nhà thiên văn học có thể gọi chúng là "thiên hà lùn." Thiên hà này gần đến mức chúng vẫn đang được cân nhắc xem liệu chúng không phải hay chỉ là một phần của thiên hà chúng ta hay chúng là thiên hà lùn riêng.
Các nhà thiên văn đã đặt tên cho một thiên hà vệ tinh mà ai cũng tán thành, đó là Dwarf Spheroidal Galaxy (Thiên hà Sao Cung Phỏng Cầu Lùn). Nó cách tâm của thiên hà Milky Way 50.000 năm ánh sáng. Nó quay trên đầu và dưới đĩa thiên hà của chúng ta, giống một chiếc vòng phía trên một con quay.
Nhưng vẫn có những thứ khác thậm chí còn gần thiên hà Milky Way của chúng ta hơn - một chòm sao được đặt tên là Thiên hà lùn Canis Major (Thiên hà lùn Đại Khuyển). Các nhà khoa học ước đoán rằng nó chứa khoảng một tỷ ngôi sao. Nó gần mép của thiên hà Milky Way tới mức gần hơn khoảng cách giữa hệ mặt trời của chúng ta với tâm của thiên hà của chúng ta. Nó cách ta khoảng 25.000 năm ánh sáng.
Một thiên hà bắt đầu ở đâu và thiên hà khác kết thúc ở đâu?
Một số nhà khoa học không cho rằng chòm sao Canis Major (Đại Khuyển) thực sự là thiên hà riêng hoặc thiên hà lùn riêng. Thay vào đó, họ cho rằng nó chỉ là một vùng dày đặc của các ngôi sao xa mà chúng vẫn là một phần của thiên hà Milky Way. Song song với đó, rõ ràng rằng chòm sao này đã bị kéo vào rất gần thiên hà Milky Way của chúng ta bởi lực hút lớn của thiên hà chúng ta. Cuối cùng, đây có lẽ sẽ là số phận của các thiên hà vệ tinh khác trong vùng này. Rồi một ngày nào đó, tất cả chúng sẽ hòa vào làm một thành một thiên hà thậm chí còn lớn hơn Milky Way rất nhiều.