Apus

Chòm sao Apus nằm ở bán cầu nam. Nó là một chòm sao nhỏ tượng trưng cho loài chim thiên đường. Tên của chòm sao này bắt nguồn từ chữ apous của Hy Lạp có nghĩa là "không chân." (Những loài chim thiên đường vào một thời điểm trong lịch sử được cho là không có chân.) Không có chuyện thần thoại nào liên quan đến chòm sao này. Tên Hán-Việt của chòm sao này là Thiên Yến.


Apus được đặt tên bởi nhà thiên văn học và chuyên gia vẽ bản đồ người Hà Lan Petrus Plancius từ những hình ảnh quan sát được của hai nhà hàng hải Hà Lan Pieter Dirkszoon Keyser và Frederick Houtman. Nó lần đầu tiên được liệt vào danh mục vào cuối thế kỷ 16.

Apus là ngôi nhà của các thiên thể đáng chú ý: cụm sao hình cầu NGC 6101 và IC 4499. Chòm sao này còn chứa các ngân hà IC 4633 và IC 4635.

Vị trí, bản đồ và những dữ liệu thực tế 

Apus là chòm sao đứng thứ 67 về kích thước, chiếm một diện tích 206 độ vuông. Nó năm ở cung phần tư thứ 3 của bán cầu nam (SQ3) và có thể quan sáy thấy ở các vĩ độ từ +5° đến -90°. Các chòm sao lân cận là Ara, Chamaeleon, Circinus, Musca, Octans, Pavo và Triangulum Australe.


Apus có hai hệ sao với các hành tinh ngoài hệ mặt trời đã được biết đến là HD 131664 (G3V) và HD 134606 (G6IV).

Ngôi sao sáng nhất trong chòm sao này là Alpha Apodis. Sao ngần nhất, HD 128400, nằm cách Trái Đất 66,36 năm sánh sáng. Apus không có sao nào sáng hơn độ lớn 3.00 hoặc nằm trong khoảng cách Trái Đất 10 parces (32,6 năm ánh sáng).

Apus thuộc gia đình chòm sao Johann Bayer, cùng với Chamaeleon, Dorado, Grus, Hydrus, Indus, Musca, Pavo, Phoenix, Tucana và Volans.

Apus không có thiên thể Messier nào và không có mưa sao băng nào liên quan đến chòm sao này.

Apus chứa một ngôi sao đã được đặt tên chính thức. Tên sao này được Hiệp Hội Thiên Văn Quốc Tế chấp thuận là Karaka (HD 137388).

Chuyện về Apus

Apus được đặt tên gốc là Paradysvogel Apis Indica bởi Petrus Plancius, người đã đặt tên và giới thiệu đến chòm sao này. Paradysvogel có nghĩa là "chim thiên dường" trong tiếng Hà Lan và Apis Indica tiếng Latin là "ong mật." Apis, từ để chỉ con ong, có lẽ đã từng bị dùng sai và chòm sao này nên được đặt tên là Avis, từ có nghĩa là "chim."

Chòm sao này cũng được gọi là Apis Indica (Ong mật) trong cuốn Uranometria (Bản đồ sao) của Bayer trong khi các nhà thiên văn khác, chẳng hạn như Johannes Kepler thích dùng cái tên Avis Indica hơn như Keplar đã dùng trong cuốn Rudolphine Tables (Các bảng danh mục sao) năm 1627. Vì sự nhầm lẫn này, Avis Indica được đặt lại tên là Apus và Apis, chòm sao tượng trưng cho con ong trở thành MJusca, con ruồi. 

Nhà thiên văn học người Pháp Lacaille gọi chòm sao này là Apus trong bản đồ sao bầu trời phía nam của ông được xuất bản năm 1763 nhưng cả cái tên Apis lẫn Avis đều tiếp tục được sử dụng phổ biến vào thế kỷ 19.
Chuyên mục: