Aquila

Chòm sao Aquila nằm trên bầu trời phía bắc, gần xích đạo thiên cầu. Tên của chòm sao này trong tiếng Latin nghĩa là "đại bàng." Chòm sao này tượng trưng cho con đại bàng của thần Jupiter trong thần thoại La Mã. Nó lần đầu tiên được liệt vào danh mục bởi nhà thiên văn học Hy Lạp, Ptolemy vào thế kỷ thứ 2. Tên Hán-Việt của chòm sao này là Thiên Ưng.


Chòm sao Đại Bàng này dễ quan sát thấy, nằm đối diện với chòm sao Cygnus (Thiên Nga). Altair, ngôi sao lớn nhất trong chòm, hình thành nên một chòm sao nổi bật có tên Summer Triangle (Tam Giác Mùa Hè) với hai ngôi sao sáng Cygnus (Deneb) and Lyra (Vega, Chức Nữ).

Aquila là ngôi nhà của sao Altair, ngôi sao sáng thứ 12 trên trời và là một trong những ngôi sao sáng gần Trái Đất chúng ta nhất. Tarazed (Gamma Aquilae), một ngôi sao khổng lồ màu cam và Eta Aquilae, một ngôi sao siêu khổng lồ hay biến thiên. Chòm sao này cũng chứa một vài thiên thể thú vị: tinh vân hành tinh NGC 6803, NGC 6804, NGC 6781 và Tinh Vân Vệ Sáng Mờ Ảo (NGC 6741), các cụm sao mở NGC 6709 và NGC 6755 và tinh vân tối  B143-4.

Vị trí, bản đồ và những dữ liệu thực tế

Aquila là chòm sao lớn thứ 22 trên bầu trời, chiếm diện tích 625 độ vuông nằm ở cung phần tư thứ tư ở bán cầu bắc (NQ4). Nó có thể quan sát thấy ở vĩ độ từ +90° đến -75°. Các chòm sao lân cận là Aquarius, Capricornus, Delphinus, Hercules, Ophiuchus, Sagitta, Sagittarius, Scutum và Serpens Cauda.


Aquila có 3 ngôi sao sáng hơn độ lớn 3.00 và hai ngôi sao nằm cách Trái Đât 10 parsec (32,6 năm ánh sáng). Ngôi sao sáng nhất trong chòm là Altair, Alpha Aquilae (lớp quang phổ A7 V), nó cũng là ngôi sao sáng thứ 12 trên bầu trời. Altair cũng là ngôi sao gần nhất trong chòm sao Aquila, với khoảng cách trái Đất 16,77 năm ánh sáng.

Aquila có 9 hành tinh đã được biết đến  HD 179079, một phụ sao gần khổng lồ kiểu G (G5IV), một hành tinh quay quanh được phát hiện vào năm 2009. HD 183263 (G2IV) có hai hành tinh, được phát hiện năm 2005 và năm 2008. Xi Aquilae, một ngôi sao đỏ khổng lồ (G9 III) còn có tên là Libertas, một hành tinh ngoài hệ mặt trời đã được xác nhận có tên Fortitudo được phát hiện năm 2008. Một hành tinh quay quanh sao HD 192263, một sao lùn màu cam (K2V) được phát hiện vào ngày 28 tháng 9 năm 1999 và một sao gần khổng lồ HD 192699 (G8IV) được công bố vào tháng 4 năm 2007. Các sao khác được xác nhận gồm có COROT-10 (K1V) và COROT-8 (K1V).

Aquila chứa 9 ngôi sao. Những cái tên thích hợp của các ngôi sao này được Hiệp Hội Thiên Văn Học Quốc Tế chấp thuận là  Alshain, Altair, Chechia, Libertas, Okab, Petra, Phoenicia và Tarazed.

Aquila không có thiên thể Messier nào. Có hai trận mưa sao băng liên quan đến chòm sao này: Aquilids Tháng Sáu và the Epsilon Aquilids.

Aquila là thành viên của gia đình các chòm sao Hercules, cùng với Ara, Centaurus, Corona Australis, Corvus, Crater, Crux, Cygnus, Hercules, Hydra, Lupus, Lyra, Ophiuchus, Sagitta, Scutum, Serpens, Sextans, Triangulum Australe và Vulpecula.

Thần thoại về Aquila

Trong thần thoại Hy Lạp, Aquila được xác định là con đại bàng chờ những tia sét của thần Zeus và trước kia được vị thần này sai đi để mang Ganymede, chành trai thành Trojan  mà thần Zeus thèm có, tới đỉnh Olympus để làm người hầu rượu cho các vị thần. Ganymede được tượng trưng bằng chòm sao Aquarius (Bảo Bình) bên cạnh.

Trong một câu chuyện khác, con đại bàng được tìm thấy đang canh giữ mũi tên của thần tình yêu Eros (được tượng trưng bằng chòm sao Sagitta (Thiên Tiễn), mũi tên này được bắn vào thần Zeus và khiến ông yêu say đắm.

Trong một thần thoại khác, Aquila tượng trưng cho thần Aphrodite (thần tình yêu, sắc đẹp) cải trang thành một con đại bàng, giả vờ theo đuổi thần Zeus trong hình dạng một con thiên nga, để ái nữ Zeus đeo đuổi, nữ thần Nemesis sẽ mở lòng với ông. Trong chuyện, sau đó Zeus đặt những hình ảnh của con đại bàng này giữa các vì sao để kỷ niệm sự kiện này.

Tên của ngôi sao sáng nhất trong chòm, Altair bắt nguồn từ tiếng A-rập có nghĩa là "đại bàng bay" hay "kền kền." Nhà thiên văn học Ptolemy gọi ngôi sao này là Aetus, tiếng Latin có nghĩa là "đại bàng." Tương tự, cả người Babylon và người Sumer đều gọi Altair là "sao đại bàng."
Chuyên mục: