Trên Trái Đất, phốt phin là một loại khí không màu, có mùi như mùi tỏi hay mùi cá phân huỷ - thường chủ yếu được sản sinh ra bởi các vi sinh vật nào đó trong điều kiện không có ô xi.
Nó cũng có thể được sản sinh ra một lượng nhỏ từ sự phân huỷ của chất hữu cơ hoặc được phát thải ra từ các nhà sản xuất hoá chất công nghiệp.
Tuy nhên, các chuyên gia từ Anh Quốc lại tìm thấy các dấu hiệu của khí phốt phin trong bầu khí quyển của Sao Kim - từ đó đưa ra giả thiết rằng hành tinh này có thể diễn ra các hoạt động hoá học, thậm chí có sự sống.
Sao Kim là hành tinh thứ hai gần với Mặt Trời nhất và không thể sống được - với nhiệt độ bề mặt khoảng 464 độ C và áp suất gấp 92 lần trên Trái Đất.
Tuy vậy, ở phần thượng tầng của bầu khí quyển - cách bề mặt từ 53 đến 62 km - có nhiệt độ ôn hoà hơn, 50 độ với áp suất bằng với áp suất tại mực nước biển trên Trái Đất.
Tầng khí quyển này cũng có tính axit rất cao - nghĩa là khí phốt phin sẽ bị phá vỡ rất nhanh và chắc chắn do đó sẽ liên tục được bổ sung.
Thế nhưng, các nhà nghiên cứu đã cảnh báo trước rằng có tồn tại tự sống chỉ là một giả thiết có thể xảy ra mà thôi - vẫn cần có thêm những nghiên cứu cụ thể hơn.
Trong khi nghiên cứu, nhà thiên văn học Jane Greaves của Trường Đại học Cardiff, Wale và các đồng nghiệp đã quan sát Sao Kim bằng các Kính thiên văn James Clerk Maxwell ở Đài thiên văn Mauna Kea, Hawaii và Kính viễn vọng vô tuyến Atacama, quan sát bức xạ điện từ ở bước sóng mm và dưới mm ở Chi Lê.
Họ tìm ra cái gọi là đặc trưng phổ đặc trưng liên quan đến khí phốt phin - và thậm chí có thể tính được rằng loại khí hiện có mặt trên bầu khí quyển của Sao Kim này dày đặc ở mức khoảng 20 phần tỷ.