Các kim tự tháp Ai Cập không phải do nô lệ xây dựng lên

Theo truyền thống, người ta cho rằng các nô lệ là lao động bắt buộc chính trong việc xây dựng các kim tự tháp Ai Cập. Tuy nhiên, trường hợp này không đúng - ít nhất là liên quan đến các kim tự tháp ở Giza. Mới đây, nhà khảo cổ học Richard Redding đã chứng minh được một cách thuyết phục rằng các kỳ quan của thế giới này do những người thợ làm công ăn lương xây nên, thậm chí họ còn có tổ chức lao động riêng!


Nhà khảo cổ Richard Redding, đến từ Viện Bảo tàng Kelsey của Đại học Michigan ước tính rằng một kim tự tháp dưới triều đại vua thứ 3 và thứ tư của Vương Quốc Cổ này (2600-2100 Công lịch) được xây dựng trong hơn 20 năm và cần từ tám đến 10 nghìn người.

Theo nhà khảo cổ học Redding, những thợ xây này không phải là nô lệ và trong số họ không có người Do Thái mà nếu có nô lệ là người Do Thái ở Ai Cập, dù không có bằng chứng khảo cổ nào về điều này, thì họ xuất hiện sau đó nhiều năm. "Các kim tự tháp được xây dựng bởi thanh niên vạm vỡ và được chăm sóc sức khoẻ tốt bởi họ làm việc vì lợi ích của cộng đồng," ông nói vời tạp chí LiveScience.

Người Ai Cập cho rằng sau khi băng hà, nhà vua (từ "pharaoh" xuất hiện một nghìn năm sau này) được nhận quyền ngồi cạnh các vị thần và làm cầu nối giữa họ với các thần dân của mình, khuyên can họ đừng mang bệnh dịch đến vương quốc này hoặc ngăn những cơn lũ từ sông Nile. Các kim tự tháp đóng một phần quan trọng trong việc chuẩn bị để vua du hành lên thiên đường.

Các thợ xây liên kết lại thành các tổ chức lữ đoàn hoặc các phường lao động như các tổ chức công đoàn ngày nay. Các quan chức chính phủ trao đổi với những tỉnh trưởng, gọi là nome về việc các công trình xây dựng cần đến bao nhiêu thợ. Mỗi tỉnh trưởng đều giới thiệu tổ chức lữ đoàn của mình. Các tổ hội thợ này đều có tên riêng, chẳng hạn như "drunkards of Menkaure" - Những kẻ nghiện rượu của vua Menkaure.

Việc tổ chức và duy trì khối lượng công nhân khổng lồ như vậy đòi hỏi sự hiệu quả tối đa từ bộ máy hành chính. Redding bày tỏ quan điểm riêng. Những người Ai Cập cổ đại là những người cuồng tín về hoạch toán và kiểm soát. Rất nhiều giấy cói còn lại trên đó số lượng bánh mì đã tiêu thụ được ghi chép lại rất cẩn trọng. Tiếc thay, trên thực tế họ không đề cập gì về lượng tiêu thụ thịt, nói chung, về hàm lượng dinh dưỡng cho các thợ xây kim tự tháp.

Redding đưa ra những tính toán của riêng mình. Dựa trên những con số thống kê hiện đại, ông tính được cần bao nhiêu calo hay gram đạm dành cho một người làm việc nặng nhọc về thể chất. Cùng lúc đó, ông phải đưa ra điều chỉnh thích hợp vì xét thấy từ những bộ hài cốt, những người Ai Cập cổ đại thấp hơn những người ở hiện đại.

Kết quả là các thợ xây ăn 67 gram chất đạm mỗi ngày, chưa bằng hai chiếc bánh hamburger McDonald. Vì thịt là nguồn cung cấp đạm chính nên mỗi thợ xây thiêu thụ gần 2,72 kg thịt mỗi tuần. Nhà khoa học này đưa ra giả thiết rằng cá đánh bắt từ sông Nile tạo thành một nửa chế độ ăn đạm và thông tin phân tích được từ di hài của vật nuôi của người Ai Cập cổ đại cho phép tính được mỗi đầu người cần tiêu thụ hết bao nhiêu thịt.

Chuyên mục: