26 sinh vật kỳ lạ nhất thế giới (Phần 2)

 6. Con lười

Lười là loài động vật có vú kích cỡ trung bình sống ở Trung và Nam Mỹ, thuộc họ nhà Megalonychidae và Bradypodidae, một phần của giống Pilosa. Hầu hết các nhà khoa học đều gọi hai giống trên là loài Folivora cấp dưới trong khi một số khác lại gọi chúng là Phyllophaga.

Lười là loại động vật ăn tạp. Chúng có thể ăn các côn trùng, những con thằn lằn nhỏ và các xác thối tuy nhiên chế độ ăn uống của chúng bao gồm chủ yếu là các chồi cây, cành non và các loại lá cây.
Lười thích nghi những cách thích nghi phi thường với nếp sống nhai lá cây. Các loại lá, thức ăn chính của chúng, cung cấp rất ít năng lượng hoặc chất dinh dưỡng và không dễ tiêu hoá gì: loài Lười có những chiếc dạ dày rất lớn, rất thích ứng và hoạt động chậm chạp cấu tạo rất nhiều ngăn ở đó các vi khuẩn cộng sinh sẽ nghiền nát các lá cây khó nhai.

Dạ dày của mỗi con Lười chiếm tới 2/3 trọng lượng cơ thể béo tốt và quá trình tiêu hoá có thể diễn ra trong khoảng thời gian lên đến một hoặc hơn hai tháng mới kết thúc. Tuy nhiên, dù lá cây cung cấp rất hạn chế năng lượng nhưng loài Lười đối phó với vấn đề này bằng dãy các chỉ số đo tiết kiệm: chúng có tốc độ trao đổi chất rất thấp (thấp hơn một nửa so với ở loài vật khác cùng kích cỡ), thể nhiệt luôn ở mức thấp khi hoạt động (30 – 34 độ C) và thậm chí còn thấp hơn khi ngủ. Lười chủ yếu sống trên loài cây Cecropia.


7. Khỉ hoàng đế

Tamarin Hoàng Đế (còn gọi là loài Saguinus Hoàng Đế) là một loại khỉ người ta cho rằng được đặt giống tên của vị Hoàng đế nước Đức, Wilhelm II. Cái tên này lúc đầu để trêu đùa nhưng lại trở thành tên khoa học chính thức.

Khỉ Hoàng Đế sống vùng Basin, phía tây nam rừng Amazon, phía đông nước Peru, phía bắc nước Bolivia và phía tây các bang Acre và Amazon nước Brazil.

Lông của Khỉ Hoàng Đế chủ yếu là màu xám va lẫn những vết đốm màu vàng nhạt trên phần ngực. Hai chi trước và chân màu đen, đuôi màu nâu. Nổi bật nhất là chiều dài thân, ria trắng mọc dài sang cả hai bên, dài hơn cả hai bả vai. Loài vật này dài 24 đến 26cm cộng với chiều dài 35cm của cái đuôi. Nó nặng xấp xỉ 300 tới 400g.

Khỉ Hoàng Đế là cư dân duy nhất ở những khu rừng mưa nhiệt đới, sống cả trong vùng rừng sâu lẫn những khoảng rừng rậm thoáng đãng. Là động vật hoạt động ban ngày, dành phần lớn thời gian ban ngày ở trên cây với những động tác nhanh nhẹn, an toàn và những cú nhảy xa trong đám lá cây.


8. Khỉ Saki mặt bạc

Khỉ Saki mặt bạc (tên khoa học Pithecia pithecia) còn có những tên gọi khác là khỉ Saki Guiana và khỉ Saki mặt vàng, thuộc dòng họ nhà khỉ, một kiểu khỉ của thời đại mới, được phát hiện ở Brazil, đảo Guiana thuộc Pháp, Guyana, Suriname và nước Venezuela. Loài khỉ này chủ yếu ăn quả, ngoài ra còn ăn các loại hạt và côn trùng.


9. Lợn vòi

Lợn Vòi thuộc loại động vật ăn cỏ cỡ lớn, về hình dạng thô kệch giống lợn thường, có cái mũi (dạng vòi) ngắn có thể cầm mắm được (kiểu như của Voi). Chúng sống trong những vùng rừng và rừng rậm ở Nam Mỹ, Trung Mỹ và Đông Nam Á. Có tất cả bốn loại Lợn vòi là loài Lợn vòi gây nguy hiểm và loài dễ bị tấn công. Họ hàng thân thích nhất của chúng là các loài động vật bốn chi có móng gốc lẻ như Ngựa và Tê Giác.


10. Cá mút đá

Cá Mút Đá là những cư dân của biển cả thuộc giống Myxini (loài động vật có xương sống, lớp thấp hơn loài cá), còn có tên khác là Hyperotreti. Mặc dù có tên là cá song vẫn có một số cuộc tranh cãi nổ ra về việc liệu chúng có hoàn toàn phải là cá không vì chúng thuộc dòng giống nguyên thuỷ nhiều hơn bất cứ nhóm cá thường đã được xác định nào khác (nhóm Chondrichthyes – Cá sụn và nhóm Osteichthyes – Cá có xương). Thói quen di chuyển tìm thức ăn khác thường và khả năng nhả ra chất nhờn của loài cá này đã dẫn đến việc rất nhiều phóng viên của các hãng thông tấn về khoa học và các hãng thông tấn nổi tiếng đã đặt cho Cá Mút Đá cái biệt danh “kẻ kinh tởm” nhất đại dương.

Cá Mút Đá hình giun, dài và có thể nhả ra lượng lớn chất nhờn hoặc nước nhầy nhớp nháp. Khi bị bắt hoặc túm đuôi, chúng giãy thoát bằng cách tiết ra chất nhờn dạng sợi, thứ trở thành một chất dày đặc và dính khi kết hợp với nước, sau đó chúng tự làm sạch bằng cách thắt lại thành một nút từ trên xuống được thực hiện theo hướng từ đầu xuống đến đuôi của loài vật này, thứ chất nhờn này sẽ được giũ bỏ khi nó trôi đi. Một số chuyên gia phỏng đoán rằng hành động khác thường này có thể giúp chúng thoát khỏi hàm lưỡi của cá ăn thịt khác. Tuy vậy, việc “tiết chất nhờn’ này dường như cũng thế hiện sự bối rối trước những kẻ săn mồi và người ta thấy loài cá mút đá bơi độc lập này “tiết nhờn” khi bối rối sau đó lại giũ sạch thứ nước nhầy này bằng hành động thắt nút tương tự.


Chuyên mục: