26 sinh vật kỳ lạ nhất thế giới (Phần 3)

 11. Chuột mũi sao

Chuột Chũi Mũi Sao (tên khoa học là Condylura cristata) là một giống chuột nhỏ ở Bắc Mỹ được phát hiện ở miền đông Canada và đông bắc nước Mỹ. Là thành viên duy nhất của nhóm động vật Condylurini và thuộc giống Condylura.

Loài này sống ở những vùng đất thấp, ẩm ướt và ăn những loài động vật không xương sống nhỏ, các côn trùng sống ở nước, giun và động vật thân mềm. Là loài bơi giỏi và có thể lùng sục dọc theo đáy các sông, suối, hồ. Cũng giống các loài chuột khác, loài vật này đào những chiếc hang nông trên bề mặt đất để lục tìm thức ăn, thường thì những hang này có lối thoát ra ở dưới nước. Chúng hoạt động cả ngày lẫn đêm, thậm chí cả vào mùa đông vẫn vậy khi người ta thấy chúng đào hầm xuyên qua tuyết và bơi trong dòng suối đóng băng. Rất ít người biết về hoạt động tập thể của loài này nhưng người ta vẫn nghi ngờ rằng chúng sống theo bầy đàn.

Chuột Chũi Mũi Sao có bộ lông dày, màu nâu đen nhạt không thấm nước, đôi chân lớn, có vảy và cái đuôi dài mập có chức năng dường như là nơi trữ mỡ cho thời kỳ sinh sản trong mùa đông. Con trưởng thành dài từ 15 đến 20cm, nặng 55g và có 44 răng. Điểm nổi bật nhất của loài chuột này là có một vòng 22 xúc tu di động màu hồng ở trên chỏm mũi. Chúng dùng để nhận biết thức ăn bằng cách chạm vào, chẳng hạn như chạm vào giun, các côn trùng và các loài giáp xác.


12. Khỉ vòi

Có tên khoa học là Nasalis larvatus, còn có tên gọi khác là Khỉ Mũi Dài. Là một loài khỉ sống trên cây có từ thời nguyên thuỷ. Là loài đại diện duy nhất và chỉ có một trong nhóm Nasalis.

Nét đặc điểm nổi bật nhất của giống khỉ này là cái mũi lồi to của con đực. Mục đích của cái mũi này thì vẫn chưa rõ ràng nhưng người ta dự đoán rằng nó là kết quả của sự chọn lọc giới tính. Khỉ Vòi cái thích con đực có mũi to hơn, do đó nét nổi bật này càng trở nên phổ biến rộng rãi.

Con đực to hơn con cái, chiều dài đến 72cm, với cái đuôi dài lên đến 75cm và trọng lượng 24kg. Con cái dài tới 60cm, nặng 12kg.

Khỉ Vòi có dạ dày lớn, là do chế độ ăn. Bộ máy tiêu hoá của chúng được chia làm nhiều phần, với bộ ruột đặc biệt giúp tiêu hoá lá cây. Quá trình tiêu hoá này giải phóng ra rất nhiều khí, kết quả là làm cho bụng của chúng “húp híp” lên. Tác dụng phụ của bộ máy tiêu hoá có một không hai này là không thể tiêu hoá được quả chín, khác hẳn với các động vật thuộc giống linh trưởng khác. Thức ăn chủ yếu vẫn là hoa quả, hạt và lá cây.


13. Tê tê (Ta tu) Tiên Hồng

Tê tê (hay Ta tu) Tiên Hồng (tên khoa học là Chlamyphorus truncatus) hay Pichiciego là loài nhỏ nhất trong gia đình nhà Tê tê (những động vật có vú thuộc họ Dasypodidae phần đa nổi tiếng vì có vỏ giáp bằng sừng). Dài xấp xỉ 90-115m ngoại trừ phần đuôi và mang màu hồng nhạt hoặc hồng tuyền. Sinh sống ở Áchentina trên những vùng đồng cỏ khô cằn và những đồng bằng cát có những bụi cây gai hoặc xương rồng. Nếu sợ nó có khả năng tự chôn giấu hoan toàn mình chỉ trong tích tắc.

Tê Tê Tiên Hồng đào những hố nhỏ gần tổ kiến trong lớp đất khô. Chủ yếu ăn kiến và ấu trùng kiến gần chiếc lỗ đào của mình. Thi thoảng loài này còn ăn giun, ốc sên, côn trùng và các ấu trùng cùng nhiều loại thực vậy, rễ cây khác nhau.


14. Kỳ giông Axolotl

Axolotl (hay ajolote) (tên khoa học là Ambystoma mexicanum) là loài nổi tiếng nhất trong giống kỳ giông chuột thời mới của đất nước Mêhicô thuộc họ nhà Kỳ Giông Hổ. Ấu trùng của loài này không bị thay đổi hình dáng trong quá trình phát triển tự nhiên nên con trưởng thành vẫn ở dưới nước và có mang. Loài này có nguồn gốc từ vùng hồ nằm dưới Thành phố Mehicô (Mehico City). Kỳ Giông Axolotl thường được các nhà khoa học tìm kiếm rộng rãi bởi chúng có khả năng tái sinh hầu hết các bộ phận của cơ thể, sự gây giống dễ dàng và có lượng phôi thai rất lớn. Ở các nước Mỹ, Anh Quốc, Australia, Nhật chúng thường được nuôi làm cảnh (ở đây chúng được rao bán với cái tên Wooper Rooper).

Không nên nhầm lẫn Axolotl với loài chó nước, giống còn ở thời kỳ ấu trùng của một loài có họ hàng gần gũi với loài Kỳ Giông Hổ có mặt rộng rãi ở vùng Bắc Mỹ. Loài này hoàn toàn sống ở dưới nước và không có họ hàng gì với Axolotl tuy mang hình dáng tương đồng.


15. Vượng Aye-aye

Vượn Aye-aye (tên khoa học là Daubentonia madagascariensis) là một loại vượn mũi xoắn, cư dân bản địa của đảo Madagascar, có bộ răng giống như của loài gặm nhấm kết hợp với có một ngón giữa thon dài có thể nhét vừa hốc mồi giống như ở loài chim gõ kiến. Là loài loại động vật linh trưởng ăn đêm to lớn nhất thế giới và có đặc điểm nổi bật nhất là phương thức tìm mồi có một không hai: nó vỗ nhẹ vào các thân cây để tìm ấu trùng sau đó gặm những chiếc lỗ trên gỗ rồi nhét ngón giữa có hình thon dài của mình vào để lôi ấu trùng này ra.

Daubentonia là loài duy nhất trong họ nhà Daubentoniidae và loài Chiromyiformes ở lớp dưới. Vượn Aye-aye là thành viên duy nhất hiện còn của giống này (mặc dù gần đây trở thành loài vật có nguy cơ tuyệt chủng), một loại thứ hai khác (tên khoa học là Daubentonia robusta) đã bị tuyệt chủng hơn vài thế kỷ qua.

Chuyên mục: