16. Lạc đà Alpaca
Lạc Đà Alpaca (tên khoa học là Vicugna pacos) là loài gia súc của vùng Nam Mỹ có nguồn gốc từ loài lạc đà rừng. Bề ngoài giống Cừu nhưng to hơn và có cổ dài thẳng đứng cũng như mang nhiều màu sắc khác nhau trong khi cừu sinh ra thường chỉ có màu trắng và đen.
Lạc Đà Không Bướu được chăn thả thành từng đàn để cho gặm cỏ trên những vùng dẻo cao của dãy Andes ở Ecuador, miền nam nước Peru, miền bắc Bolivia và miền bắc Chile ở độ cao 3500 đến 5000 so với mặt nước biển, quanh năm.
Lạc Đà Alpacas nhỏ hơn lạc đà không bướu nhiều và khác với chúng, Alpacas không được dùng làm vật thồ mà chỉ có giá trị ở nguồn chất liệu mà nó mang lại. Alpacas chỉ có những sợi lông xốp nhẹ, không giống sợi len, dùng để làm những mặt hàng dệt đan nhiều bằng len lông cừu vậy. Những mặt hàng này gồm có chăn, áo len, mũ len, găng tay, khăn quàng cổ, rất nhiều loại vải và áo choàng (poncho) khác nhau ở Nam Mỹ, cùng với các loại áo len, áo khoác ngoài, bít tất ở nhiều nơi trên thế giới. Loại sợi này mang trên 52 màu tự nhiên khác nhau như đã được phân loại ở Peru, 12 màu ở Australia và 22 màu như đã được phân loại ở Mỹ.
17. Khỉ Tarsier
Tarsier là loại động vật bán hầu thuộc họ Tarsius, là loài đại diện có một không hai trong gia đình giống Tarsiidae.
Tarsier có đôi mắt kếch xù, bàn chân dài. Chân chúng có phần xương cổ chân cực kỳ dài, vì thế nó có cái tên Khỉ Chân Dài. Chúng chủ yêu ăn sâu bọ, bắt côn trùng bằng cách vồ lấy. Chúng còn nổi tiếng vì sắn bắt chim và rắn. Trong khi chuyền từ cây nọ sang cây kia, Tarsier vẫn có thể bắt được chim đang bay. Sau thời gian mang thai khoảng sáu tháng, Tarsier chỉ sinh một con. Tất cả các loài Tarsier đều có thói quen ăn đêm nhưng cũng giống các sinh vật ăn đêm khác, một số con Tarsier sẽ cho thấy hầu như ít hoạt động trong thời gian ban ngày. Tuy nhiên, khác với các động vật ăn đêm khác, loài Tarsier thiếu đi bộ phận phản xạ ánh sáng ở mắt. Chúng cũng có hốc mắt, không điển hình đối với loài vật ăn đêm.
18. Bạch tuộc Dumbo
Loài bạch tuộc này thuộc giống Grimpoteuthis, đôi khi được gán cho biệt danh “Bạch tuộc Dumbo” bởi những chiếc vây giống như những chiếc tai thò ra từ “đỉnh đầu” (thực ra là thân), giống như tai của nhân vật chú voi bay trong phim hoạt hình của hãng Walt Disney. Là loại sinh vật đáy, sống ở những vùng rất sâu và là loài hiếm nhất trong họ Octopoda (Bạch Tuộc).
19. Thằn lằn cổ xếp nếp
Thằn Lằn Cổ Xếp Nếp hay Thằn Lằn Cổ Xếp còn có tên khác là Rồng Cổ Xếp (tên khoa học là Chlamydosaurus kingii) sở dĩ tên gọi như vậy vì có phần da ở khoang cổ thường xếp nếp lại quanh đầu và cổ chúng. Phần xếp nếp ở cổ này được chống đỡ bởi những chiếc gai sụn dài và khi sợ loài thằn lằn này há hốc mồm để lộ ra một lớp da màu hồng nhạt hoặc màu vàng nhạt còn các nếp xếp xòe ra, để lộ ra những chiếc vảy màu cam nhạt và đỏ nhạt. Những nếp xếp này còn giúp điều chỉnh nhiệt.
Loài này có thể đạt tới chiều dài toàn diện là 1m. Chúng thường đi tứ chi trên mặt đất. Khi sợ chúng bắt đầu chạy bằng bốn chi rồi sau đó tăng tốc bằng cách chạy bằng hai chân sau. Ở Australia, thằn lằn cổ xếp còn thường được gọi là “thằn lằn xe đạp” chính vì hành động này. Con đực to hơn con cái cả khi còn nhỏ lần khi trưởng thành. Nếp xếp của loài Rồng Cổ Xếp Australia thường sợ những kẻ săn giấu mặt cũng như sợ tiếng huýt gió và sự tấn công bất ngờ. Nếu không thể né tránh được những mối đe dọa này, thằn lằn sẽ chạy trốn bằng hai chân vào một thân cây gần đó nơi mà nó có thể treo lên được tít trên ngọn và dùng cách ngụy trang để che giấu mình đi.
20. Kỳ lân biển
Kỳ Lân Biển (tên khoa học là Monodon monoceros) là một loài động vật biển có vú của vùng Bắc Cực. Là một trong hai loài cá voi trắng trong gia đình loài Monodontidae (loài còn lại là cá voi begula) và cũng có họ hàng với cá heo Irrawaddy.
Narwhal, tên tiếng Anh của loài cá này bắt nguồn từ tên gọi narwal trong tiếng Hà Lan mà từ này lại bắt nguồn từ từ narhval trong tiếng Đan Mạch gốc từ tiếng Na Uy Cổ, từ nar có nghĩa là “xác chết.” Điều này có liên quan đến màu của loài động vật này. Kỳ Lân biển còn thường được gọi là Cá Voi Mặt Trăng.
Ở một số nơi trên thế giới, Kỳ Lân Biển thường được gọi là “cá kem.”
21. Dơi chân giác
Dơi Chân Giác Madagascar, Dơi Chân Giác Cổ Đại (tên khoa học là Myzopoda aurita và Myzopoda schliemanni) là giống dơi thuộc họ Myzopodidae. Là loài chỉ có một đại diện, không có hai trong bộ Myzopoda. Là loài sinh vật đặc hữu ở đảo Madagascar. Loài này đang bị đe doạ do mất nơi ở.