26 sinh vật kỳ lạ nhất thế giới (Phần 5)

 22. Khỉ đuôi sóc Pygmy

Khỉ Đuôi Sóc Pygmy - Khỉ Đuôi Sóc Lùn (tên khoa học Callithrix (Cebuella) pygmaea) là loài khỉ bản địa của những tán rừng nhiệt đới ở phía tây Brazil, đông nam Colombia, miền tây Ecuador và miền tây Peru. Nó là loài có kích thước nhỏ nhất với chiều dài cơ thể chỉ từ 14cm đến 16cm (không tính phần đuôi dài  15cm đến 20cm) đồng thời cũng là loài khỉ bé nhất. Con đực nặng khoảng 140g còn con cái chỉ nặng 130g.

Mặc dù có tên là vậy nhưng Khỉ Đuôi Sóc Pygmy vẫn có sự khác biệt một chút so với các loài khỉ đuôi sóc điển hình được phần vào họ Callithrix. Vì vậy, nó được phân giống riêng mà trước đây được công nhận là một giống riêng, giống Cebuella.

Khỉ Đuôi Sóc Pygmy có bộ lông màu hung và cái đuôi vằn tròn dài bằng thân. Đôi chân của chúng đặc biệt thích hợp để trèo cây, đặc điểm có một không hai của loài này. Là động vật ăn tạp, ăn hoa quả, lá cây, côn trùng và thỉnh thoảng còn ăn cả những bò sát nhỏ. Tuy nhiên phần lớn thức ăn của chúng là từ việc khoét cây hút nhựa. Chúng dành tơi 1/3 thời gian để khoét vỏ cây để hút nhựa dính. Khỉ Đuôi Sóc Pygmy có đôi răng cửa chuyên dụng để khoét lỗ trên thân cây. Đáng tiếc là, do kích thước nhỏ và di chuyển mau lẹ nên rất khó quan sát được chúng trong thế giới hoang dã.

Trong tình trạng bị giam cầm, Khỉ Đuôi Sóc có thể sống lên đến 11 năm.



23. Cá Blob (Cá giọt nước)

Blob (tên khoa học là Psychrolutes marcidus) là loài cá sống ở những vùng nước sâu ngoài khơi các vùng biển của Australia và Tasmania. Vì khó tới gần được chỗ ở của nó nên nó hiếm khi được con người trông thấy.

Cá Blob thường thấy ở những vùng nước sâu, nơi áp suất lớn gấp rất nhiều lần so với ở trên mặt nước biển, nơi mà chắc chắn việc nhả bóng bóng khí không có tác dụng. Để giữ cho cơ thể nổi lên được, phần thịt của loài cá này chủ yếu là một đống bầy nhầy có trọng lượng nhẹ hơn cả nước, điều đó cho phép loài này có thể trôi nổi trên mặt biển mà không cần dùng đến sức để bơi. Việc thiếu tương đối nhiều sức lực không phải là một bất lợi vì loài này chủ yếu ăn các vật phù du trôi ngang qua trước mặt.


24. Rái cá mỏ vịt

Rái cá mỏ vịt (tên khoa học là Ornithorhynchus anatinus) là loài động vật có vú lưỡng cư (vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước) đặc trưng của miền đông Australia, có cả ở Tasmania. Cũng như bốn loài thuộc giống thú lông nhím, nó là một trong năm giống hiện còn của nhóm động vật đơn huyệt, loài động vật có vú duy nhất đẻ trứng thay vì đẻ con non. Là loài vật điển hình của nhóm và giống mình mặc dù rất nhiều những động vật liên quan đã được tìm thấy trong hồ sơ về các mẫu hóa thạch.

Diện mạo kỳ quái của loài động vật có vú mỏ vịt đẻ trứng đã gây trở ngại cho các nhà tự nhiên học khi lần đầu tiên nó được tìm ra, với một số người thì cho rằng đó là một trò đùa tinh vi. Là một trong rất ít động vật có vú có độc. Rái cá mỏ vịt đực có một cái cựa ở trên chân sau nó tiết ra một lượng chất độc có thể gây đau dữ dội cho con người. Những điểm đặc trưng có một không hai của loài Rái cá mỏ vịt này đã trở thành đối tượng trọng tâm trong nghiên cứu về thuyết tiến hóa của ngành sinh vật học và trở thành một biểu tượng dễ nhận thấy, có tính chất hình tượng của đất nước Australia. Nó đã xuất hiện như một biểu vật linh thiêng trong các sự kiện tầm quốc gia và được in trên mặt trái tiền xu 20 xen của nước Australia.

Cho đến tận đầu thế kỷ 20 loài này bị con người săn tìm để lấy lông tuy nhiên hiện đã được bảo vệ trên khắp phạm vi sinh sống của nó. Mặc dù chương trình nuôi nhốt chỉ mang lại thành công có giới hạn và loài Rái cá mỏ vịt này dễ bị nguy hiểm trước những tác động của nạn ô nhiễm nhưng nó vẫn không chịu mối đe dọa trực tiếp nào.


25. Cò mỏ giày

Cò Mỏ Giày, tên khoa học Balaeniceps rex còn có tên gọi là Cò Đầu Cá Voi là một giống chim rất lớn có họ hàng với cò. Cái tên của nó bắt nguồn từ cái mỏ chắc nặng giống hình chiếc giày.

Cò Mỏ Giày là loài chim rất lớn, cao trung bình 1,2m, nặng 5,6kg và sải cánh dài 2,33m. Con trưởng thành chủ yếu có màu đen, con nhỏ thì mang màu nâu sẫm hơn. Loài này sống ở vùng nhiệt đới đông Phi, trong những con đầm rộng lớn ở Sudan tới Zambia.

Cò Mỏ Giày mới đây được đưa thêm vào danh sách các loài chim cần được nghiên cứu của khoa nghiên cứu chim, loài vật duy nhất được phát hiện ở thế kỷ 19 khi một số bộ da của chúng được mang sang Châu Âu. Phải đến nhiều năm sau đó sinh vật này mới chạm ngõ được cộng đồng khoa học. Tuy vậy loài chim này đã được cả những người Ai Cập cổ và Arập cổ biết đến. Những bức hình còn tồn tại của người Ai Cập mô tả loài Cò này trong khi người Arập lại gọi loài chim này là abu markub, từ ngày nghĩa là người đi một chiếc giày. Rõ ràng, từ này dùng để ám chỉ chiếc mỏ gây ấn tượng của nó.



26. Cua tuyết

Cua Tuyết (Kiwa hirsuta) là loài giáp xác được phát hiện vào năm 2005 ở vùng biển Nam Thái Bình Dương. Loài giáp xác mười chân này, dài xấp xỉ 15cm, nổi tiếng vì có nhiều tơ mềm màu vàng (giống như lông) phủ khắp phần ngực (các chân ở ngực, có cả càng). Những người phát hiện ra đã đặt cho nó tên là “Tôm Tuyết” hay “Cua Tuyết.”

Cua Tuyết được phát hiện vào tháng 3/2005 bởi một nhóm các nhà khoa học ở Viện Nghiên Cứu Thuỷ Sinh Học Vịnh Monterey, vùng Monterey, California do Robert Vrijenhoek sáng lập. Khám phá này được công bố ngày 7/3/2006. Người ta tìm thấy nó ở khoảng cách 1.500km ở ngoài khơi phía nam Đảo Phục Sinh, Nam Thái Bình Dương, ở độ sâu 2.200m, sống trên miệng các lỗ thuỷ nhiệt dọc đáy biển Thái Bình Dương. Dựa trên các dữ liệu về hình thái học và về phân tử thì loài vật này được cho rằng đã hình thành nên một giống và họ mới (Kiwaidae). Loài vật này có đôi mắt rất kém tinh tường, không màu và người ta cho là bị mù.

Đôi càng “lông lá” chứa các vi khuẩn dạng chỉ mà sinh vật này sử dụng để khử các khoáng vật độc hại trong nước toả ra từ các hố thuỷ nhiệt nơi nó sống. Ngược lại, nó sẽ nuôi lũ vi khuẩn này mặc dù người ta cho rằng nó là một loài động vật ăn thịt thông thường. Thức ăn của loài cua này cũng gồm tảo lục và tép.

Chuyên mục: