7 bức ảnh đáng kinh ngạc về Sao Thổ

Những vành đai đẹp đẽ: Sao Thổ là kẻ lập dị của hệ mặt trời chúng ta. Hành tinh lớn nhất thứ hai này, những vòng đai sặc sỡ của nó lạnh hơn Sao Mộc khổng lồ no đầy khí hay lạnh hơn Sao Kim sôi sục. Sao Thổ dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường từ Trái Đất – dù các vòng đai của nó, được phát hiện năm 1610 bởi Galileo. 65 năm sau, năm 1675, nhà thiên văn học người Italia, sinh tại Pháp, Giovanni Domenico Cassini, nhận ra rằng các vòng đai này tách biệt nhau. Con tàu vũ trụ mang cùng tên ông, Cassini, phóng lên năm 1997 bởi NASA đã tiết lộ về hành tinh đeo vòng khổng lồ này với hết vẻ lộng lẫy của nó – và với những gì mà chúng ta chưa hề biết đến trước đó.


Làm sáng tỏ những vành đai: Sao Thổ nắm giữ hệ vành đai rộng lớn nhất hệ mặt trời của chúng ta và NASA cho biết dây là bức ảnh màu có độ phân giải cao nhất về toàn phần các vành đai của Sao Thổ từng được ghi lại. Hình ảnh màu tự nhiên này, được tạo thành từ hai bức ảnh, cho thấy một phần trung tâm bên trong của Vành đai B (vành to lớn nhất và sáng nhất) của hành tinh này. NASA cho biết rằng vẫn chưa xác định chắc chắn điều gì “tạo nên ánh sáng rực rỡ biến thiên của những vành và dải đai này, tối trên bề mặt, về số lượng rất nhiều của chúng và phân tử được tập trung dày đặc như thế nào, tất có lẽ tất cả đều đóng một phần quan trọng.”


Những xoáy mây được ghi nhận bởi vệ sinh Cassini: Từ khoảng cách 700.000 dặm so với bề mặt của hành tinh này, vệ tinh Cassini chụp được ảnh những bức ảnh huyền ảo, đa sắc về những dải mây xoáy ở bán cầu bắc của Sao Thổ vào cuối tháng 8 năm 2017. “Nó trông như hướng về đường phân giới – đường phân chia giữa ngày và đêm – ở bên trái, phía dưới. Mặt trời mọc ở góc dưới dọc theo đường phân giới này, ở những chỗ có cấu tạo thẳng đứng nổi bật trong đám mây. Địa hình hơi thẳng đứng cũng thấy rõ trong bức hình này, với những đám mây càng cao hơn càng phủ bóng tối lên những nơi có độ cao thấp hơn này,” NASA giải thích.


Một trận cực bắc: Tàu vũ trụ Cassini chụp được bức hình về những đám mây hỗn loạn ở cực nam của Sao Thổ cách bề mặt hành tinh này 166.000 dặm. Nó được chụp ngày 26/04/2017, ngày mà lần đầu tiên con tàu này bay vào khoảng không gian giữa hành tinh này và các vành đai của nó. Tàu Cassini được hy vọng sẽ đâm vào về mặt của hành tinh này vào ngày 15/09/2017, kết thúc 13 năm khám phá Sao Thổ.


Nhật thực trên Sao Thổ: Bức hình này, được chụp bởi tàu vũ trụ Cassini cho thấy khoảnh khắc nhật thực trên Sao Thổ.


Hình ảnh giả màu do tàu Voyager 1 chụp: Tàu vũ trụ Voyager 1 được NASA phóng đi năm 1977 để khám phá những phạm vi bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Nó bay tới bên Sao Thổ năm 1980, tiến gần tới bầu khí quyển trên cào của hành tinh đeo vòng này. Voyager đã tiết lộ những vành đai có cấu tạo phức tạo của Sao Thổ. Những vành đai này, bao quanh đường xích đạo của Sao Thổ, không chạm vào hành tinh này. Có 7 vòng được tạo thành từ hàng nghìn vòng nhỏ. Những vòng nhỏ này được tạo thành ừ hàng tỷ mẩu băng. Tuy nhiên, những chiếc vòng này không tồn tại mãi. Vào tháng 12 năm 2018, NASA công bố những chiếc vòng này có thể sẽ biến mất trong 100 đến 300 triệu năm tới.


Hình lục giác kỳ lạ: Hầu hết các chuyên gia đều đồng tình rằng Sao Thổ là một khối cầu khí khổng lồ mà không có bề mặt rắn chắc dù dường như nó có một lõi kim loại và đá nóng chảy. Một phần vì điều này, Sao Thổ có các cực và chỗ phình ở xích đạo bằng phẳng. Khi hành tinh này đón mùa hè, những gió xoáy lưu thông tạo ra những trận lóc xoáy giống những trận cuồng phong trên Trái Đất. Ống kính của tàu Cassini đã tiết lộ một cơn lốc xoáy hình lục giác ở trên bán cầu bắc của hành tinh này, nó lưu thông hàng trăm dặm trên tầng bình lưu.


Lốc xoáy cực nam, 2004: Bức ảnh này được chụp từ Đài thiên văn W.M. Keck Observatory ở Mauna Kea, Hawaii. Hình vuông màu đen ở góc bên phải phía dưới biểu thị cho dữ liệu bị khuyết thiếu. Khác với cực bắc hình lục giác – mà một số chuyên gia cho rằng đó có thể là kết quả của một hiện tượng cực quang lạ – dự hiện diện duy nhất của một dòng gió xoáy được biết đến có tồn tại ở cực nam của Sao Thổ.


Khí hậu kỳ lạ trên Mặt trăng Mimas: Một trong những mặt trăng nhỏ bên trong của Sao Thổ, Mimas hay Sao Thổ I, được phát hiện năm 1789 bởi nhà thiên văn học William Herschel, được đặt theo tên của một trong Những Người Khổng Lồ trong thần thoại Hy Lạp, nó cho thấy một kiểu khí hậu ban ngày kỳ lạ. Khi bức ảnh do tàu Cassini chụp làm sáng tỏ, nó có khí hậu ấm áp rõ rệt ở mặt bên trái, trong khi lạnh rõ rệt ở mặt phía phải. Có một đường hình chữ V ở giữa chưa thể giải đáp.


Bề mặt Mặt trăng Enceladus: Đây là một bức ảnh do họa sĩ vẽ về bề mặt của mặt trăng Enceladus, mặt trăng lớn thứ 6 của Sao Thổ. Nổi tiếng vì lớp băng rộng lớn trên bề mặt, nó có kích thước bằng khoảng 1/10 Titan, mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ. Tàu Cassini đã nhận ra một cột nước phun ra từ vùng cực nam của mặt trăng này. Nơi đây nổi tiếng vì có hoạt động địa chất rất mạnh.

Chuyên mục: