7 chiếc hố do thiên thạch va chạm với Trái Đất tạo ra

Con người từ lâu đã sợ những thứ từ trên trời rơi xuống. Những vật thể từ vũ trụ rơi vào bầu khí quyển của trái đất thường được gọi là các thiên thạch, chúng là những mẩu vụn nhỏ từ các thiên thạch hoặc các sao chổi có quỹ đạo quay quanh mặt trời. Trước đây cứ 2000 năm một lần, một thiên thạch có kích thước bằng một sân bóng đá va chạm với Trái Đất. Sau đó, cứ vài triệu năm một lần, hành tinh của chúng ta lại trải qua một lần va chạm. Lần đó là một thiên thể đủ lớn có thể tiêu diệt sự sống như chúng ta biết va chạm với trái Đất. 

Các nhà khoa học đều đồng tình rằng một vụ va chạm thiên thạch đã làm tuyệt chủng loài khủng long cách đây 65 triệu năm. Những vụ va chạm này không chỉ làm thay đổi về hình dạng mà còn tạo ra những khoáng chất và những thay đổi trên đất liền quan trọng. Những vụ va chạm này thậm chí còn giúp sắp đặt và hình thành nên các đại dương. Dưới đây là 7 bức hình về những chiếc hố do các vụ va chạm thiên thạch tạo ra ở khắp nơi trên hành tinh.


Hố Nhện, Úc: Hố Nhện có thể được tìm thấy ở vùng Kimberly, Tây Úc. Bức tranh giả màu này được vệ tinh Terra của NASA chụp. Những vết vỡ hình nón ở trung tâm của hố chỉ cho thấy tuổi của Hố Nhện dù các chuyên gia chưa chắc chắn. NASA cho rằng một thiên thạch có lẽ đã va chạm vào vùng này vào khoảng 900 tới 600 triệu năm trước trong Kỷ Đại Tân Nguyên Sinh (Neoproterozoic) khi “Trái Đất đang trải qua thời kỳ băng giá trên toàn cầu với biệt danh ‘Hòn tuyết’,” theo NASA.


Hố Manicouagan, Canada: Chiếc hố này ở Quebec, Canada, được biết đến là một trong những hố va chạm thiên thạch cổ nhất và lớn nhất trên hành tinh. Các chuyên gia cho rằng nó được tạo ra khoảng 214 triệu năm trước trong Kỷ Triat. Trước đây, sông băng là nguyên nhân chính làm cho nó bị xói mòn. Bức tranh giả màu này cho thấy một vòng lõm màu xanh lá bao quanh một mỏm núi ở giữa. Vòng lõm này đựng Hồ chứa nước Manicouagan. NASA gọi hố do va chạm thiên thạch này là điểm dễ nhận ra nhất từ vũ trụ.


Hố Carringer, Arizona: Chiếc hố đầu tiên được xác định là kết quả của một vụ va chạm thiên thạch là Hố Harringer, còn được biết đến với tên Hố Sao Băng. NASA cho rằng một sao băng khổng lồ đã va chạm vào bề mặt đất nơi giờ thuộc phía bắc Arizona, khoảng 50.000 năm trước. Chỉ vài thập kỷ qua các chuyên gia cho rằng các hố do va chạm thiên thạch tạo ra đáng chú ý về mặt khoa học. Nguồn gốc của Hố Barringer là câu hỏi được đặt ra trong suốt nhiều năm. Những mảnh vụn của một thiên thạch đã đâm xuống vùng này rốt cuộc chứng minh rằng chiếc hố là kết quả của một vụ va chạm thiên thạch.


Hố Vredefort Dome, Nam Phi: Rộng khoảng 300 km, Hố Vredefort Dome là chiếc hố do va chạm thiên thạch đã được xác nhận lớn nhất trên Trái Đất. Các màu sắc xoắn suýt vào với nhau khiến cho chiếc hố này trông giống bức tranh của danh họa Vincent Van Gogh. Nằm ở Nam Phi, chiếc hố được cho là có tuổi đời 2 tỷ năm. Nó được tạo ta bởi một thiên thạch có chiều rộng chỉ 10 km. Lúc đó, sự sống trên Trái Đất gồm sự tồn tại của các vi thực vật. Các chuyên gia chắc chắn rằng nếu tại thời điểm xảy ra vụ va chạm nếu sự tiến hóa diễn ra mạnh mẽ hơn thì nó sẽ hủy diệt phần lớn sự sống trên hành tinh này. Lực va chạm đã được tạo ra có thể được so sánh với một vụ nổ gấp 10 lần vụ nổ của mỗi nhà máy sản xuất bom hạt nhân trên trái đất. Suốt 150.000 năm qua, chiếc hố này – với phong cảnh đồi núi – đã trở thành một ngôi nhà cho con người. Hố Vredefort Dome mang lại chỗ trú ẩn và nơi chăn thả động vật lý tưởng.


Hố Gosses Bluff, Úc: Hố Gosses ở vùng Bắc Đại Lục nước Úc rất quan trọng với thổ dân vùng Tây Western, những người thường gọi nó là Tnorala. Theo tín ngưỡng của họ, có một nhóm phụ nữ đang nhảy múa trên Sông Ngân Hà. Một trong số họ đặt con mình vào một chiếc xe nôi, chiếc xe này bị trôi tuột khỏi cạnh của sàn nhảy, đâm xuống Trái Đất tạo ra chiếc hố Tnorala. Chiếc hố, có đường kính 24 km, được cho là có tuổi 142 triệu năm. Úc là nước thứ hai, chỉ sau Bắc Mỹ, có nhiều hố va chạm thiên thạch nổi tiếng. Tuy nhiên, điều này chỉ là vì những chiếc hố thiên thạch ở Bắc Mỹ được nghiên cứu nhiều hơn các hố tương tự ở Úc.


Hood El'gygytgyn, Nga: Cách Vòng Bắc Cực khoảng 96 km về phía Tây nước Nga là Hồ El'gygytgyn, bên trong là một hố do va chạm thiên thạch có tuổi 3,6 triệu năm. Chiếc hố này có đường kính khoảng 15 km. “Trong bức tranh giả màu này, màu đỏ chỉ cây cối, màu nâu xám chỉ đất trống cìn màu xanh dương đậm chỉ nước,” theo NASA. Các nhà nghiên cứu khí hậu nhận thấy hố thiên thạch này đặc biệt có giá trị, vì những lớp trầm tích dưới đáy hồ chứa một sự ghi chép liên tục về những điều kiện khí hậu của Bắc Cực trước đây. Họ có thể sử dụng những trầm tích này để đánh giá xem khí hậu đã thay đổi thế nào trong suốt hơn vài triệu năm qua.


Hố Bosumtwi, Ghana: Hố Hồ Bosumtwi được hình thành khoảng 1 triệu năm trước và là một điểm linh thiêng đối với người Ahshanti, những người tin rằng người chết tới đây để tạm biệt thần Twi. Câu cá ở hồ được phép nhưng chỉ bằng thuyền mộc còn thuyền hiện đại thì không vì có một điều cấm kỵ kim loại chạm vào nước. Nằm trong một khu rừng mưa âm u, chiếc hố thiên thạch ở Châu Phi này rất khó để nghiên cứu nhưng các chuyên gia thừa nhận sự hình thành của nó là do một vụ va chạm thiên thạch. Đường kính mép khoảng 11 km tính từ bắc xuống nam và 10 km tính từ đông sang tây. Chiếc hố thiên thạch lớn nhất trên Trái Đất được cho là hố Wilkes Land ở Nam Cực. Tuy nhiên, các chuyên gia không thể xác nhận được điều này vì chiếc hố bị chôn vùi dưới độ sâu 2 km của lớp băng. Phần lớn các hố thiên thạch đều bị xói mòn tuy nhiên, như nhìn thấy ở đây, chiếc hố do va chạm thiên thạch thực sự đẹp này vẫn còn nguyên vẹn.


Chuyên mục: