Callisto

Callisto là mặt trăng lớn thứ hai của Sao Mộc và là mặt trăng lớn thứ 3 trong hệ mặt trời của chúng ta. Có có kích thước bằng Sao Thủy. Trước đây, một số nhà khoa học cho rằng Callisto là một "chú vịt con xấu xí" tẻ nhạt và "một miếng băng và đá." Đó là bởi vì hành tinh bao phủ toàn miệng núi lửa này không còn nhiều các ngọn núi hoặc các mảng kiến tạo dịch chuyển đang và không còn hoạt động nữa. Nhưng những dữ liệu từ tàu vũ trụ Galileo của NASA trong thập kỷ 90 đã cho thấy Callisto có lẽ có một bí mật: một đại dương nước mặn ở bên dưới bề mặt. Phát hiện này xếp nơi trước đây có vẻ như là mặt trăng chết vào danh sách những hành tinh có thể có sự sống.


Callisto được phát hiện ngày 7 tháng 1 năm 1610 bởi nhà thiên văn người Italia, Galileo Galilei cùng với 3 mặt trăng khác của Sao Mộc: Ganymede, Europa và Io. Callisto được đặt theo tên một người phụ nữ bị thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp biến thành con gấu. Thần Zeus tương đương thần Jupiter trong thần thoại La Mã.

Kích thước và khoảng cách

Callisto là mặt trăng lớn thứ hai của Sao Mộc sau Ganymede và là mặt trăng lớn thứ 3 trong hệ mặt trời của chúng ta. Nó có kích thước gần bằng Sao Thủy. Chu vi của Callisto ở xích đạo khoảng 15.144 km. Callisto quay quanh Sao Mộc ở khoảng cách 1.883.000 km và Sao Mộc quay quanh Mặt Trời ở khoảng cách 778 triệu km.

Quỹ đạo và vòng quay

Callisto quay quanh Sao Mộc ở khoảng cách 1.883.000 km và phải mất khoảng 17 ngày trên Trái Đất để Callisto hoàn thành một vòng quay quanh quỹ đạo Sao Mộc. Callisto bị khóa thủy triều bởi Sao Mộc, có nghĩa là Callisto luôn hướng cùng một mặt bề phía Sao Mộc.

Callisto cách Sao Mộc xa gấp 1,8 lần khoảng cách từ Ganymede đến Sao Mộc, gấp 2,8 lần khoảng cách Europa tới Sao Mộc và 4,5 lần khoảng cách Io đến Sao Mộc. Sao Mộc và các mặt trăng của nó cách Mặt Trời của chúng ta khoảng 778 triệu km. Phải mất 12 năm để hệ Sao Mộc - Sao Mộc và tất cả các mặt trăng của nó - hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh Mặt Trời.

Sự hình thành

Các nhà khoa học cho rằng Callisto và các mặt trăng (vệ tinh) khác của Sao Mộc được hình thành trong đĩa vật chất bị bỏ lại sau khi Sao Mộc hình thành.

Cấu tạo

Callisto có một bề mặt băng được bao phủ bởi các miệng núi lửa với rất nhiều kích thước và hình dạng khác nhau, trong đó những miệng núi lửa hình chiếc bát và những miệng núi nhiều vành đai. Những dữ liệu được tàu vũ trụ Galileo thu thập cho thấy Callisto có lẽ có một đại dương dưới bề mặt và các nhà khoa học tiết lộ rằng đại dương này có lẽ nằm sâu bên dưới bề mặt hơn suy nghĩ trước đó hoặc cũng có thể nó hoàn toàn không tồn tại. Nếu có một đại dương, có lẽ nó đang tác động qua lại với các tảng đá, mang đến cho Callisto cơ hội có sự sống. Phần đất bên trong Callisto có lẽ có những lớp hỗn hợp đá và sắt có lẽ kéo dài vào tới tận tâm của nó.

Bề mặt

Bề mặt phủ băng, rắn chắc của Callisto là bề mặt có miệng núi lửa già cỗi và nặng nhất hệ mặt trời của chúng ta. Bề mặt có tuổi đời khoảng 4 tỷ năm và bị tấn công liên hồi, chắc chắn bởi các sao chổi và thiên thạch. Vì những miệng núi lửa do va chạm thiên thạch vẫn còn rõ ràng nên các nhà khoa học cho rằng mặt trăng này có ít hoạt động địa chất - không có núi lửa tích cực (còn hoạt động) hay hoạt động kiến tạo để làm xói mòn các miệng núi này. Callisto trông giống như được rắc lên những chấm trắng sáng mà các nhà khoa học cho rằng chúng ta những phần chóp của các miệng núi lửa phủ đầy băng.

Khí quyển

Năm 1999 các nhà khoa học công bố rằng tàu vũ trụ Galileo đã tìm thấy một bàu khí quyển chứa CO2 mỏng - bầu khí quyển cực mỏng - trên Callisto trong các cuộc quan sát năm 1997. Nghiên cứu mới đây hơn chỉ cho thấy Calliso có chưa ô xi và hydro ở phần bên ngoài khí quyển.

Khả năng có sự sống

Callisto được liệt vào danh sách những nơi có thể có sự sống trong hệ mặt trời bên ngoài Trái Đất của chúng ta. Các dữ liệu thu thập từ tàu vũ trụ Galileo và từ các mô hình do các nhà khoa học dựng lên chỉ cho thấy Callisto có lẽ có một đại dương nước mặn đang tác động qua lại với một lớp đá cách bề mặt 250 km, những điều kiện quan trọng cần thiết để tạo nên sự sống. Ô xi, và dấu hiệu sự sống tiềm tàng đã được tìm thấy tại phần bên ngoài khí quyển.
Chuyên mục: