Garymede

Ganymede là mặt trăng lớn nhất hệ mặt trời của chúng ta và là mặt trăng duy nhất có từ trường riêng. Từ trường gây ra các hiện tượng cực quang, chúng lá những dải khí từ sáng rực, trong những vùng xung quanh cực bắc và cực nam của ngôi sao này. Garymede có những vùng đất lằn và rãnh nứt rộng, chia thành mảng ngang dọc các vùng đất cổ hơn, tối hơn. Những vùng đất có dạng rãnh này là một manh mối cho thấy mặt trăng này đã từng trải qua những thay đổi đột ngột mạnh mẽ trong quá khứ xa xưa. Các nhà khoa học đã có những bằng chứng rõ ràng về sự tồn tại của một đại dương trong lòng Ganymede.

Ganymede được đặt theo tên một chàng trai bị thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp - tương đương thần Jupiter của thần thoại La Mã - bắt làm người hầu rượu cho các vị thần Hy Lạp.


Hình ảnh màu tự nhiên của mặt trăng Ganymede.

Ganymede có 3 lớp chính. Một lõi sắt hình cầu ở tâm (lõi sản sinh ra từ trường), một lớp vỏ đá hình cầu (lớp vỏ ngoài) bao quanh lõi và một lớp vỏ băng hình cầu bao quanh lớp vỏ đá và lõi. Lớp vỏ băng ỏ bên ngoài rất dày, có lẽ khoảng 800 km. Bề mặt chính là mặt trên lớp vỏ băng. Dù phần lớn là băng nhưng lớp vỏ băng có lẽ chứa một chút đá hòa lẫn vào. Các nhà khoa học cho rằng chắc chắn có một lượng khá lớn đá trong lớp băng gần bề mặt. Từ trường của Ganymede được giữ bên trong từ quyển lớn của Sao Mộc.

Các nhà thiên văn dùng Kính Thiên Văn Vũ Trụ Hubble tìm thấy bằng chứng về khí quyển mỏng chứa ô xi trên Ganymede năm 1996. Khí quyển quá mỏng không thể duy trì sự sống như chúng ta biết.

Năm 2004, các nhà khoa học phát hiện ra những cục không đều bên dưới bề mặt băng của Ganymede. Những khối không đều này có lẽ những sự hình thành đá, được hỗ trợ bởi lớp vỏ băng suốt hàng tỷ năm. Điều này cho các nhà khoa học thấy rằng có lẽ đủ mạnh, chí ít là ở gần bề mặt, để có thể giúp các khối đá này khỏi bị chìm xuống đáy của lớp băng này. Tuy nhiên, sự không bình thường này cũng có thể bị gây ra bởi những đống đá ở dưới đáy lớp băng này.

Những hình ảnh chụp Ganymede của tàu vũ trụ cho thấy mặt trăng này có một lịch sử phức tạp. Bề mặt Ganymede là một sự pha trộn giữa hai kiểu đất. 40% về mặt của Ganymede được bao phủ dày đặc bởi các vùng đất có miệng núi lửa tối màu và 60% còn lại được bao phủ bởi một vùng đất có rãnh sáng màu, chúng hình thành nên những kiểu địa hình phức tạp khắp Ganymede. Thuật ngữ gọi là "rãnh nhỏ," nghĩa là một rãnh nhỏ hoặc hang nhỏ, thường được mô tả những điểm địa hình có khe, rãnh. Vùng đất có khe rãnh trên Ganymede có lẽ được hình thành bởi sự đứt đoạn hay sự giải phóng nước từ dưới bề mặt. Những luống đất rãnh cao tới 700m này được quan sát và những rãnh này trải dài hàng nghìn km ngang dọc bề mặt Ganymede. Những vùng đất rãnh này có khá ít các miệng núi lửa và có lẽ đã đã phát triển theo hướng không có lợi cho lớp vỏ tối hơn. Những vùng tối của Ganymede thường già cỗi và gồ ghề, vùng đất có miệng núi lửa tối màu này được cho là lớp vỏ nguyên thủy của mặt trăng này. Những vùng sáng hơn trẻ và nhẵn hơn (khác với mặt trăng của Trái Đất). Vùng rộng lớn nhất trên Ganymede được gọi là Galileo Regio (Vùng Galileo).

Những miệng núi lửa lớn trên Ganymede gần như không có địa hình thẳng đứng mà hoàn toàn phẳng. Chúng không có những sự sụt lún ở tâm như những miệng hố thường thấy trên bề mặt rắn chắc của Mặt trăng Trái Đất. Điều này cõ lẽ là do sự điều chỉnh chậm và dần dần cho phù hợp với bề mặt băng mềm. Những miệng hố mờ ảo rộng lớn này được gọi là những cổ bản, một thuật ngữ nguyên gốc để chỉ những bản giấy viết của cổ được dùng lại trên đó chữ viết cũ vẫn còn nhìn thấy phía dưới lớp chữ mới. Những vùng cổ bản này có đường kính trong phạm vi từ 50 đến 400 km. Cả những tia sáng và tối phát ra tồn tại xung quanh các miệng núi lửa của Ganymede - các tia có khuynh hướng phát sáng ra từ các miệng hố trong vùng đất rãnh và tia tối phát ra từ vùng đất có miệng núi lửa.

Phát hiện

Ganymede được phát hiện bởi Galileo Galilei ngày 7 tháng 1 năm 1610. Phát hiện này cùng với 3 mặt trăng của Sao Mộc khác, là lần đầu tiên một mặt trăng được phát hiện có quỹ đạo quay quanh một hành tinh khác ngoài Trái Đất. Phát hiện 4 mặt trăng Galileo cuối cùng đưa đến nhận định rằng các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta đều có quỹ đạo quay quanh Mặt Trời, thay vì hệ mặt trời của chúng ta quay quanh Trái Đất.

Simon Marius có lẽ cũng có phát hiện độc lập về các mặt trăng này vào cùng khoảng thời gian Galileo phát hiện ra và có lẽ ông có chủ ý tìm kiếm nó một tháng trước nhưng quyền ưu tiên phát hiện ra trước thuộc về Galileo vì ông đã cho xuất bán phát hiện của mình trước.

Nguồn gốc cái tên của Ganymede

Galileo ban đầu đặt cho các mặt trăng của Sao Mộc là các hành tinh Medicean, theo dòng họ Medici quyền lực ở Italia và đặt cho mỗi mặt trăng theo số là I, II, II và IV. Cách đặt tên này của Galileo được sử dụng suốt vài thế kỷ.

Cho đến tận giữa thập kỷ 19 những cái tên của các mặt trăng Galileo là Io, Europa, Ganymede và Callisto mới được chính thức chấp nhận và chỉ ngay sau khi rõ ràng rằng đặt tên cho các mặt trăng bằng số sẽ dễ gây nhầm lẫn thì có thêm những mặt trăng mới đã được phát hiện.

Trong thần thoại, Ganymede (đọc là "GAN uh meed) là một chàng trai trẻ được thần Zeus (tương đương thần Jupiter trong thần thoại La Mã) mang lên núi Olympus trá hình thành một con đại bàng. Ganymede trở thành người hầu rượu của các vị thần ở thành phố Olympia.
Chuyên mục: