Europa

Bên dưới bề mặt băng của mặt trăng Europa của Sao Mộc có lẽ là nơi đầy hứa hẹn nhất để tìm kiếm môi trường thích hợp cho sự sống thời nay.

Nhỏ hơn mặt trăng của Trái Đất một chút, bề mặt băng của Europa chi chít dọc ngang những nếp đứt gãy đều nhau. Giống hành tinh của chúng ta, Europa được cho là có một lõi sắt, lớp vỏ ngoài cứng chắc và một đại dương nước mặn. Tuy nhiên, khác với Trái Đất, đại dương của Europa nằm dưới một lớp vỏ băng dày khoảng 10 đến 15 km và có độ sâu ước tính 60 đến 150 km.


Europa được đặt theo tên một phụ nữ bị thần Zeus trong thần thoại Hy lạp - tương đương thần Jupiter trong thần thoại La Mã - bắt về nuôi.


Bức tranh bên trái cho thấy bán cầu đều vết đứt gãy của hành tinh phủ đầy băng của Sao Mộc, Europa. Bức ảnh bên phải cho diện mạo với màu sắc tự nhiên của Europa.

Europa quay quanh Sao Mộc cứ 3,5 ngày một lần và bị khóa lại bởi lực hút từ Sao Mộc, vì thế mặt trăng này luôn hướng cùng một bán cầu về phía Sao Mộc. Vì quỹ đạo của Europa hình elip (kéo dẹt nhẹ từ hình tròn), nên khoảng cách so với Sao Mộc luôn biến đổi và mặt gần Sao Mộc của mặt trăng này cảm nhận lực hút của Sao Mộc rõ hơn mặt ở xa. Độ lớn của khoảng cách thay đổi khi Europa quay theo quỹ đạo, tạo nên những đợt thủy triều kéo căng và làm dịu đi bề mặt của mặt trăng này. Sự uốn cong từ các đợt thủy triều tạo nên những nết đứt gãy của bề mặt mặt trăng này. Nếu đại dương của Europa tồn tại, thì có thể cũng có các hoạt động nủi lửa hoặc thoạt động thủy nhiệt trên đáy biển, cung cấp những chất dinh dưỡng có thể khiến đại dương này thích hợp cho các sinh vật sống.

Dựa trên số ít các miệng núi lửa dễ thấy, bề mặt của mặt trăng này có vẻ như có tuổi đời không vượt quá 40 đến 90 triệu năm, còn trẻ theo thuật ngữ địa chất (bề mặt của Callisto, một trong những mặt trăng khác của Sao Mộc, ước tính có tuổi đời vài tỷ năm). Ngoài nhiều nết đứt gãy của Europa và theo kiểu các vết mực khắp bề mặt, là một vật chất màu nâu đỏ có thành phần cấu tạo chưa được biết đến nhưng có lẽ chứa những manh mối về khả năng của mặt trăng này là một hành tinh có thể ở được.

Tàu vũ trụ Galileo của NASA đã thăm dò hệ Sao Mộc từ năm 1995 đến năm 2003 và thực hiện rất nhiều chuyến thăm dò Europa. Tàu Galileo tiết lộ những hố và ụ tròn lạ gợi ra giả thuyết rằng bề mặt đóng băng của Europa có lẽ đang dần lật lên hoặc phun khí đối lưu do hơi nóng từ bên dưới. Tàu Galileo cũng tìm thấy các vùng được gọi là "vùng đất hỗn độn," nơi phong cảnh nhiều đá vụn, mấp mô được bao phủ bởi lớp vật chất màu hơi đỏ kỳ lạ. Năm 2011, các nhà khoa học đang nghiên cứu dữ liệu từ tàu Galileo đưa ra giả thuyết rằng những vùng đất hỗn độn này là có thể là những vùng nơi bề mặt bị sụt xuống thành những hồ hình chiếc kính hiển vi lấp đầy băng.

Năm 2013, NASA công bố rằng các nhà nghiên cứu đang sử dụng Kinh Thiên văn Vũ Trụ Hubble đã tìm thấy bằng chứng rằng Europa có lẽ đang phun mạnh mẽ nước lên không trung, điều đó có nghĩa là mặt trăng này đến nay vẫn đang có hoạt động địa chất. Nếu được thừa nhận bởi những cuộc quan sát tiếp theo, những chùm nước này sẽ được nghiên cứu bởi tàu vũ trụ tương lai giống như cách mà tàu vụ trụ Cassini đã lấy mẫu chùm nước của mặt trăng Enceladus.

Một trong những chỉ số quan trọng đo được bởi tàu vũ trụ Galileo cho thấy từ trường của Sao Mộc đã bị phá vỡ trong khoảng không gian xung quanh Europa như thế nào. Chỉ số này cho thấy một kiểu từ trường đường đặc biệt đang được tạo ra (đem lại) bên trong Europa bởi một lớp dung dịch dẫn điện sâu bên dưới bề mặt. Dựa vào cấu tạo có băng của Europa, các nhà khoa học cho rằng phần lớn vật chất chắc chắn tạo nên sự nhiễu loạn từ trường là một đại dương nước mặn bao trùm.

Các nhà khoa học sẽ bắt tay nghiên cứu lại Europa một lần nữa bằng tàu vũ trụ Europa Clipper. Sau khi được phóng đi vào vào thập kỷ 20 của thế kỷ 21 (những năm 2020), Europa Clipper sẽ tới Sao Mộc vài năm sau đó và cố gắng nghiên cứu xem liệu mặt trăng băng giá này có thể thích hợp cho sự sống hay không. Con tàu vũ trụ chịu được bức xạ nhiệt này sẽ thực hiện 45 chuyến bay tới Europa ở các độ cao khác nhau, từ 2.700 km tới 25 km theo một quỹ đạo dài, quay quanh của Sao Mộc.

Các thiết bị của Clipper sẽ bao gồm các camera và máy đo phổ để ghi lại những bức hình độ nét cao về bề mặt của Europa và xác định cấu tạo của nó. Một radar quét thấu băng sẽ xác định độ dày của lớp vỏ băng của mặt trăng này và tìm kiếm những hồ ở dưới bề mặt giống những hồ bên dưới bề mặt Nam Cực. Ngoài ra còn có một máy đo từ để đo độ dài và hướng từ trường của mặt trăng này, nó sẽ cho phép các nhà khoa học xác định được độ sâu và độ mặn của đại dương trên Europa.

Phát hiện

Galileo Galilei được công nhận là đã phát hiện những gì mà chúng ta gọi là các mặt trăng Galileo, gồm: Europa phát hiện này 8 tháng 1 năm 1610. Nhà thiên văn học Simon Marius có lẽ đã tạo ra một phát hiện độc lập về những mặt trăng này cùng thời điểm với Galileo tìm ra nhưng có lẽ ông không có chủ ý quan sát tìm ra chúng một tháng trước đó nhưng Galileo đã giành được công trạng vì ông đã xuất bản một bài báo cáo về phát hiện này trước tiên.

Nguồn gốc cái tên

Europa được đặt theo tên con gái thần Agenor trong thần thoại Hy Lạp. Europa bị thần Zeus (nhân vật tương đương với thần Jupiter của thần thoại La Mã) bắt cóc, người đã biến thành một con bò trắng không có đốm. Europa vì quá vui sướng bởi con vật hiền lành này tới mức nàng cài hoa và cưỡi lên lưng nó. Nắm lấy cơ hội này, Zeus cùng cô chạy ra đại dương tới hòn đảo Crete, nơi mà ông hiện nguyên hình trở lại. Europa đã sinh cho thần Zeus rất nhiều con, trong đó có thần Minos.
Chuyên mục: