Hành tinh giao hội

Hành tinh giao hội là sự kiện thiên văn khi hai thiên thể (hành tinh) di chuyển tới gần nhau, khi được nhìn từ Trái Đất. Dù chúng gần nhau trên trời nhưng không đồng nghĩa là chúng ở sát nhau. Trái lại, chúng cách nhau hàng triệu dặm. Chúng chỉ xảy ra khi ở một khoảng cách có góc chếch nhỏ nhất khi được quan sát từ Trái Đất.


Mặt trăng thường di chuyển qua các hành itnh khác theo một vòng quỹ đạo kéo dài 29 ngày. Nhưng, với các hành tinh thì không. Các cuộc giao hội hành tinh là hiếm thấy. Cuộc giao hội hành tinh lớn mới đât nhất là Sự giao hội của Sao Mộc và Sao Thổ khi hai thành tinh này di chuyển qua nhau một góc chếch chỉ 0,1 độ. Sao Mộc và Sao Thổ ở gần tới mức lọt thỏm bên trong một chiếc kính thiên văn. Vào ngày 9, 10 tháng 1, cuộc tam giao diễn ra giữa Sao Mộc, Sao Thổ và Sao Thủy.

Kim - Hỏa giao hội

Trong khi khoảng cách góc giữa Sao Mộc, Sao Thủy và Sao Thổ tăng lên thì quỹ đạo của Sao Kim và Sao Hỏa sẽ khiến chúng di chuyển gần nhau khi được quan sát từ Trái Đất. Vào ngày 13 tháng 7, hai hành tinh sẽ nằm ở gần nhau với góc 0 độ 29'. Sao Kim sẽ di chuyển qua phía bắc của Sao Hỏa.

Trong thiên văn học, chúng ta xác định được độ sáng của một thiên thể bằng cách dùng thang độ sáng biểu kiến. Do tính chất logarit, số đoccàng nhỏ thì vật thể càng sáng. Chảng hạn như, độ sáng biểu kiến của Mặt Trời là -26,74 trong khi ngôi sao sáng nhất trên trời có số độ là -1,46. Mắt người không có sự trợ giúp có thể nhìn thấy độ sáng tối đa là +6.0.



Chuyên mục: