Đường hoàng đạo là gì?

Đã bao giờ bạn nhận thấy: Mặt Trời, Mặt Trăng cùng các hành tinh trên bầu trời ít hay nhiều di chuyển theo cùng một quỹ đạo?

Nếu bạn sống ở vùng cao nơi Bắc Cực hoặc Nam Cực, bạn sẽ thấy mặt trời hoặc mặt trăng di chuyển dọc theo đường chân trời. Nhưng đa phần chúng ta - ở hầu hết các nơi trên Trái Đất - đều thấy quỹ đạo của mặt trời chạy dài từ đông sang tây, theo vòng quay của Trái Đất mỗi ngày. Mặt trăng di chuyển theo quỹ đạo của Mặt Trời. Đa số các hành tinh trong hệ mặt trời cũng vậy. Đường di chuyển tưởng tượng trên trời này - đường đi của mặt trời vào thời gian ban ngày - được gọi là đường hoàng đạo.

Nói về mặt khoa học, quỹ đạo của Trái Đất định rõ đường hoàng đạo này. Khi nhìn từ vũ trụ, đường hoàng đạo này là mặt phẳng của Mặt trời - Trái Đất. Khi nhìn từ Trái Đất, đường hoàng đạo này là một vòng tròng khổng lồ xung quanh bầu trời của chúng ta, được hình thành bởi sự giao cắt giữa mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và thiên cầu tưởng tượng xung quanh chúng ta.

Mặt Trời di chuyển quanh bầu trời của chúng ta trên một đường hoàng đạo rộng lớn. Mặt trăng và các hành tinh, ít nhiều cũng vậy. Vì sao? Cơ bản là vì, từ lâu về trước, trước khi có hệ mặt trời như ta biết ngày nay, có một khối khí và bụi khổng lồ trong vũ trụ. Đám khí bụi này xoay tròn và khi xoay tròn, nó phẳng dẹt ra. Mặt trời của chúng ta được hình thành ở tâm của đám khí bụi này. Đa phần các hành tinh, trong đó có Trái Đất cùng các vật thể khác trong hệ mặt trời được hình thành trong đĩa dẹt xung quanh mặt trời này.

Đường hoàng đạo là đĩa dẹt các hành tinh trong gia đình mặt trời của chúng ta - hệ mặt trời của chúng ta - dịch chuyển trên bầu trời của chúng ta.


Hình hoạt họa mô phỏng quỹ đạo Trái Đất (quả cầu xanh) quanh Mặt Trời (quả cầu vàng), cho thấy hình chiếu mặt phẳng Trái đất - mặt trời trên nền các ngôi sao.
Chuyên mục: