Những hồ nước ẩn náu dưới bề mặt Sao Hỏa có thể chỉ là đất sét đóng băng

NASA đang khám phá sao Hỏa với hy vọng tìm kiếm sự sống hóa thạch, nhưng khả năng các sinh vật hiện đang tồn tại trên Hành tinh Đỏ có thể đã giảm đáng kể, theo một nghiên cứu mới.

Điều mà các nhà nghiên cứu trước đây cho rằng bên dưới bề mặt Sao Hỏa là những hồ nước lỏng thì có lẽ thực ra là những lớp trầm tích đất sét đóng băng.

Nhà nghiên cứu khoa học Isaac Smith của Viện Khoa Học Hành Tinh cho hay một phân tích mới từ dữ liệu của radar từ năm 2018 được thu thập bởi công cụ MARSIS trên tàu vũ trụ Mars Express của Cơ Quan Hàng Không Vũ Trụ Châu Âu đã "loại bỏ" ý nghĩ nước lỏng tồn tại trên Sao Hỏa.


"Cho đến nay, tất cả các bài báo trước đây trong lập luận về những con hồ này chỉ có thể đưa ra giả thuyết chúng là những chiếc hố," Smith cho biết. "Bài báo của chúng tôi là bài đầu tiên chứng minh rằng một vật liệu khác có khả năng nhất gây ra những quan sát đó."


Ông tiếp tục: 'Bây giờ, bài báo của chúng tôi đưa ra giả thuyết thay thế đầu tiên, hợp lý và đáng tin cậy hơn kể để giải thích các quan sát MARSIS. Cụ thể là, đất sét rắn bị đóng băng ở nhiệt độ đông lạnh có thể tạo ra những hình ảnh phản chiếu đó.

Các nhà nghiên cứu làm đông lạnh những miếng sét tẩy bẩn ở nhiện độ khoảng -43 độ C trong phòng nghiệm. Ở nhiệt độ này, những miếng đất sét kết hợp với nước có thể tạo ra những hình ảnh radar phản chiếu sáng màu mà MARSIS đã phát hiện ra.

Chuyên mục: