Phát hiện hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời cách Trái Đất 35 năm ánh sáng

Một nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Hawaii đã trực tiếp chụp được hình ảnh một hành tinh ngoài hệ mặt trời cách Trái Đất 35 năm ánh sáng, hành tinh gần nhất chụp được hình cho đến giờ.

Hành tinh mới được đặt tên là COCONUTS-2b và quay quanh sao chủ ở khoảng cách gấp 6000 lần khoảng cách quỹ đạo Trái Đất quanh Mặt trời. Điều đó khiến nó trở thành "hành tinh ngoài hệ lạnh lẽo nhất lần thứ hai được tìm thấy và chụp được hình ảnh cho đến nay.

Với nhiệt độ bề mặt 160 độ C, hành tinh ngoài hệ mặt trời mới được phát hiện này thấp hơn nhiệt độ của hầu hết những chiếc lò để nướng bánh quy.


Với một hành tinh lớn trên một quỹ đạo siêu rộng và một ngôi sao trung tâm rất lạnh, COCONUTS-2 đại diện cho một hệ hành tinh ngoài hệ mặt trời rất khác so với hệ mặt trời của chúng ta.

COCONUTS-2b, quay quanh một ngôi sao lùn đỏ có khối lượng nhỏ, một phần trong cái tên COCONUTS-2 mới được đặt cho hệ hành tinh ngoài hệ mặt trời này.


Các nhà nghiên cứu có thể chụp hình ảnh trực tiếp hành tinh ngoài hệ mặt trời này nhờ vào ánh sáng phát ra từ nhiệt dư được sinh ra kể từ khi hành tinh này hình thành.

Tuy nhiên, vì năng lượng phát ra yếu hơn mặt trời 1 triệu lần nên các nhà nghiên cứu chỉ có thể phát hiện ra nó bằng cách sử dụng ánh sáng hồng ngoại năng lượng thấp.
Chuyên mục: