Tàu vũ trụ Juno của NASA đang "nghe" những sóng vô tuyến kỳ lạ phát ra từ mặt trăng Io của Sao Mộc

Tàu vũ trụ Juno đã bắt được một sóng vô tuyến bí ẩn phát ra từ mặt trăng gần nhất, đầy núi lửa của Sao Mộc, Io.


Tàu vũ trụ Juno của NASA "đang nghe" những đợt sóng vô tuyến kỳ lạ phát ra từ mặt trăng đầy núi lửa của Sao Mộc, cho phép các nhà nghiên cứu khám phá ra nguồn gốc của nó.

Trong tất cả các hành tinh của Hệ Mặt Trời chúng ta, Sao Mộc có từ trưởng lớn nhất và mạnh mẽ nhất, nó trải rộng tới mức một vài mặt trăng của hành tinh này có quỹ đạo nằm trong nó. Vì Io gần hành tinh này nhất nên mặt trăng này "bị vướng trong một cuộc kéo co trọng lực" giữa Sao Mộc và hai mặt trăng lớn hơn khác. Những lực hút đối nghịch này gây ra nội nhiệt lớn, khiến cho hàng trăm núi lửa phun trào trên khắp bề mặt của mặt trăng này.

Những núi lửa này mỗi giây giải phóng ra 1 tấn khí và các phần tử vào vũ trụ. Một số vật chất này chia tách thành các ion và electron tích điện rồi sau đó rơi xuống Sao Mộc xuyên qua từ trường của hành tinh này. Các elctron vướng vào từ trường này bị trôi nhanh về phía hai cực của Sao Mộc, theo đó, sản sinh ra một hiện tượng kỳ lạ mà các nhà khoa học gọi là sóng vô tuyến đê ca mét (còn có tên khác là sự phát sinh sóng vô tuyến đê ca mét hay DAM).

Khi tàu vũ trụ tới đúng vị trí có lể nghe được, dụng cụ thu sóng của Juno có thể thu được những sóng vô tuyến này. Các nhà nghiên cứu đã dùng dữ liệu từ Sao Mộc để xác định những sóng vô tuyến này phát ra từ đâu trong từ trường của Sao Mộc. Các dữ liệu này làm sáng tỏ động thái của những từ trường rộng lớn mà hành tinh khí khổng lồ này tạo ra.

Theo đội nghiên cứu, những sóng vô tuyến từ vũ trụ này có thể được mô tả giống một hình nón rỗng, nơi các điều kiện vừa đủ thích hợp: cường độ tự trường vừa phải và mật độ các electron vừa phải. Tín hiệu sóng này quay giống đèn biển và Juno thu được nó chỉ khi "ánh sáng" này chiếu lên tàu vũ trụ.

Dữ liệu sóng vô tuyến này cho thấy các electron tạo ra những sóng vô tuyến này phát ra một lượng năng lượng lớn, gấp 23 hơn lần các nhà nghiên cứu nghĩ. Những electron như vậy cũng có thể xuất phát từ các nguồn khác chẳng hạn như từ trường của hành tinh này hoặc từ một cơn gió mặt trời.
Chuyên mục: