Các nhà thiên văn phát hiện một đĩa bụi vũ trụ đang hình thành nên một mặt trăng

Sự hình thành các mặt trăng xung quanh một hành tinh xa xôi ngoài hệ mặt trời như Sao Mộc đã được quan sát thấy lần đầu tiên, giúp các nhà thiên văn học hiểu thấu được về các hệ hành tinh sơ khai.

Chúng được hình thành từ một đĩa bụi bao quanh một hành tinh khí khổng lồ cách Trái Đất 370 năm ánh sáng, các nhà thiên văn hoc của Trường Đại học Grenoble, Pháp giải thích.

Hành tinh này, được đặt tên PDS 70c, đang quay quanh ngôi sao rất trẻ mới 5,4 triệu tuổi PDS 70, có khối lượng bằng ba phần tư khối lượng của Mặt Trời và vẫn đang trong quá trình hình thành nên các hành tinh mới - trong đó có hành tinh rất non trẻ PDS 70c và người chị của nó PDS 70b.

Có đủ các vụn thiên thạch đang xoay quanh PGS 70c để sinh ra ba mặt trăng có kích thước bằng mặt trăng của Trái Đất chúng ta, các nhà thiên văn học giải thích.

Trong khi mọi hệ sao được cho là chứa ít nhất một hành tinh thì người ta cho rằng nhiều hành tinh sẽ có ít nhất một mặt trăng hoặc có thể nhiều mặt trăng. Sao Mộc hiện có đến 80 mặt trăng và còn có thể tiếp tục tăng lên.

Phát hiện này mở ra hiểu biết mới về sự tiến hóa của vũ trụ cũng như các mặt trăng quanh các hành tinh khí khổng lồ được cho là ẩn chứa nhiều khả năng tìm kiếm sự sống hơn là các hành tinh.


Bức hình nảy, được chụp bởi kính thiên văn ALMA cho thấy hình ảnh đĩa bụi (toàn cảnh bên trái và cận cảnh bên phải) đang hình thành mặt trăng quanh hành tinh PDS 70c.


Hành tinh, có tên PDS 70c (hình phác họa).


Ngôi sao chủ còn rất trẻ mởi chỉ 5,4 triệu tuổi và vẫn còn một có một đĩa hành tinh sơ khai của riêng mình - được minh họa ở rìa ngoài của bức phác họa này. Ngôi sao ở bên trái còn hành tinh PDS 70c ở giữa hình.

Những hình ảnh từ đài quan sát ALMA ở Chi Lê cho thấy đĩa bụi đang hình thành mặt trăng này có đường kính khoảng 160 934 400 km - bằng khoảng cách từ Mặt Trời tới Trái Đất.

 Hành tinh này là một trong cặp hành tinh đã được tìm thấy 2 năm trước trong chòm sao Centaurus (Bán Nhân Mã), đang quay quanh ngôi sao rất trẻ, 5,4 triệu tuổi, PDS 70.

Hành tinh khổng lồ PDS 70c, gấp hai lần Sao Mộc và mất 227 năm để hoàn thành một vòng quay quanh sao chủ.


Bên trong đĩa hành tinh sơ khai bao quanh hành tinh PDS 70 là hai hành tinh trẻ, một nằm ở bên phải kích thước gấp đôi Sao Mộc và có một đĩa hành tinh bao quanh riêng, hành tinh còn lại, giống Sao Thổ, không có gì.


Hình ảnh cho thấy cái nhìn cận cảnh về đĩa bụi đang hình thành mặt trăng bao quanh hành tinh PDS 70, một hành tinh khí khổng lồ trẻ giống Sao Mộc cách Trái Đấy 400 năm ánh sáng. Nó cho thấy hành tinh này cùng đĩa bụi của nó ở giữa với đĩa lớn hơn giống vòng sao bao quanh chiếm phần lớn phía bên phải của bức hình này.


Hệ sao này cho thấy một ngôi sao ở tâm và ít nhất hai hành tinh đang xoay quanh nó, PDS 70b (không nhing thấy trong bức hình này) và PDS 70c, bao quanh bởi một đĩa hành tinh bao quanh (chấm ở bên phải ngôi sao). Các hành tinh đã tạo thành một lỗ hổng trong đĩa sao bao quanh (kết cấu giống hình vòng nổi trội trong bức hình này) khi chúng nuốt lấy nuốt để vật chất từ chính đĩa của mình, để tăng kích thước.
Chuyên mục: