Các nhà nghiên cứu quan sát thấy ánh sáng phát ra từ đằng một sau lỗ đen chứng được thuyết tương đối của Einstein

Một đội các nhà thiên văn học tại Đại học Stanford đã phát hiện ra ánh sáng phát ra từ phía sau một lỗ đen trong một quan sát ngay ở lần đầu tiên, chứng minh thuyết tương đối của nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng Albert Einstein.

Đội nghiên cứu phân tích những tiếng dội tia X đội lại xung quanh một lỗ đen, cách Trái Đất khoảng 100 triệu năm ánh sáng, nó là kết quả của lực hút mạnh mẽ làm thiên lệch không gian và bẻ cong ánh sáng ngược trở lại tầm nhìn.

Những "tiếng dội" này là những tia X phát ra từ đĩa khí nóng, xoay tròn rơi vào trong lỗ đen mà các nhà khoa học dùng để vẽ bản đồ cấu trúc bên trong lỗ đen.


Kịch bản này đã được dự báo từ trước trong giả thuyết của Einstein viết năm 1915 chỉ ra rằng các thiên thạch lớn gây ra sự bóp méo về không gian-thời gian, nó được cho là lực hút.

Roger Blandford, một đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "50 năm trước, khi các nhà vật lý học thiên thể đã bắt đầu nghiên cứu về cách từ trường có thể hoạt động gần một lỗ đen, họ không hề biết rằng rồi một ngày chúng ta sẽ có các phương tiện kỹ thuật để quan sát trực tiếp được việc này và nhận ra thuyết tương đối rộng của Einsein vẫn còn đang hoạt động."

Trong khi đang chỉ đạo nghiên cứu, nhà vật lý học thiên thể Dan Wilkins, Trường Đại học Stanford quan sát thấy một loạt tia X sáng chói lóe lên và rồi sau đó các kính thiên văn ghi được thứ ngoài mong đợi: những tia sáng X tăng thêm chúng nhỏ hơn, chậm hơn và màu sắc khác biệt hơn những tia sáng chói.

Wilkins còn cho biết thêm: "Bất cứ ánh sáng nào lọt vào lỗ đen đều không thể thoát ra, vì thế chúng ta không thể quan sát được thứ gì ở đằng sau lỗ đen. Lý do chúng ta có thể trông thấy điều này vì lỗ đen đang làm thiên lệch không gian, bẻ cong ánh sáng và vặn xoắn các từ trường xung quanh chính nó."

Trong khi đang nghiên cứu một lỗ đen ở trung tâm một ngân hà có tên I Zwicky (vết tắt là I Zw 1) ở cách Trái Đất khoảng 100 triệu năm ánh sáng, Wilkins nhận ra một loạt những tia sáng lóe lên nhỏ hơn.



Chuyên mục: