Trái Đất có giàu oxy do tốc độ quay chậm vào khoảng 2,4 tỷ năm trước

Vòng quay của Trái Đất bắt đầu chậm vào khoảng 2,4 tỷ năm trước và điều đó có thể đã khơi mào cho sự phát triển của oxy trên hành tinh này, theo một nghiên cứu mới hé lộ.

Một đội các nhà khoa học, dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu đến từ Trường Đại học Michigan đưa ra giả thuyết sự quay chậm của Trái Đất dẫn đến kết quả ánh nắng liên tục vào ban ngày đã kích thích các vi khuẩn sản sinh ra lượng lớn oxy.

Giả thuyết được thử nghiệm tại Hồ Huron ở Michigan, tại đây các nhà nghiên cứu phân tích quần thể vi khuẩn ở độ sâu dưới mặt nước 24 m giàu khí sulfur và ít oxy.

Các vi khuẩn sáng màu, được gọi là vi khuẩn lam, là những mẫu vật gần với các sinh vật đơn bào đã hình thành nên những quần thể giống chiếc thảm chùi chân hàng tỷ năm trước, trải dài ở cả trên đất liền lẫn dưới đáy biển.


Các nhà nghiên cứu đã mang những miếng thảm đầy vi khuẩn lên trên mặt nước, tại đó chúng được phơi dưới lượng ánh sáng luôn thay đổi trong suốt 26 tiếng - họ nhận ra rằng ánh sáng càng chiếu liên tục càng khiến cho các vi khuẩn này sản sinh ra nhiều oxy hơn.

Những kết quả này tiết lộ mối liên hệ không được quan tâm trước đây giữa lịch sử sự oxy hóa của Trái đất và tốc độ quay của nó.

Nhà địa sinh học Gregory Dick, Trường Đại học Michigan, một trong những tác giả chính của nghiên cứu cho hay: "Một câu hỏi bấy lâu trong ngành khoa học về Trái Đất là bầu khí quyển của Trái Đất có được oxy như thế nào và những nhân tố nào kiểm soát khi sự oxy hóa này diễn ra. Nghiên cứu của chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng tộc độ quay của Trái Đất - nói cách khác là, ngày dài - có lẽ đã có tác động quan trọng đến mô hình và thời điểm oxy hóa của Trái Đất."
Chuyên mục: