8 sự thật kỳ thú về cầu vồng

Cầu vồng nằm trong số những hiện tượng tự nhiên kỳ thú xảy ra trong tự nhiên. Dù ở lứa tuổi nào bạn cũng khó mà thường xuyên gặp cầu vồng và khó nhận ra rằng khi thấy nó là bạn đã được chứng kiến một điều thật đặc biệt. Cầu vồng từ lâu được xem là mang lại điềm lành. Dưới đây là 8 điều thú vị về cầu vồng.


1. Bạn không bao giờ đến được điểm cuối cầu vồng

Bạn không bao giờ đến được điểm cuối cầu vồng vì cầu vồng dựa vào định hướng của người quan sát (bạn) và nguồn ánh sáng (mặt trời). Khi bạn di chuyển, cầu vồng cũng di chuyển theo.

2. Từ trên không trung bạn có thể trông thấy một cầu vồng hình vòng tròn.

Khi ở dưới mặt đất, bạn chỉ có thể quan sát cầu vồng dạng bán nguyệt cổ điển (hình bát úp). Tuy nhiên, khi bạn ngồi trên máy bay và trông xuống dưới, bạn thực sự nhìn thấy một cầu vồng là một vòng tròn hoàn chỉnh! Tất nhiên, nếu điều kiện thời tiết thích hợp!

3. Bạn hiếm khi gặp cầu vồng vào mùa đông 

Chắc chắn bạn hiếm khi trông thấy cầu vồng vào mùa đông - vì sao? Vì tuyết! Cầu vồng là kết quả của ánh sáng khi di chuyển qua một quang phổ - trong hầu hết các trường hợp, là một tập hợp các giọt nước mưa - bị tán sắc và khúc xạ thành những màu sắc riêng lẻ.

Tuy nhiên, vào mùa đông, nhiệt độ dưới bầu khí quyển rơi xuống mức âm (đóng băng) khiến cho các hạt nước mưa đông lại thành tuyết. Điều này ngăn cản ánh sáng xuyên qua các hạt băng (hoặc bông tuyết) đó và ngăn cầu vồng xuất hiện.

4. Cầu vồng đôi xuất hiện khi ánh sáng khúc xạ hai lần vào một giọt nước mưa

Đã bao giờ bạn trông thấy cầu vồng đôi chưa? Cầu vồng đôi xảy ra khi ánh sáng khúc xạ hai lần vào giọt mưa và do đó bạn có thể trông thấy hai sự phản xạ ánh sáng riêng biệt từ hai góc khác nhau. Cầu vồng thứ hai, thường thấp hơn và nhạt màu hơn cầu vồng chính, sẽ thực sự mang màu sắc đảo ngược. Thay vì đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím bạn sẽ trông thấy tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ!

5. Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có cầu vồng 

Chắc chắn thế. Sao Mộc chứa những cơn bão khí thổi không ngừng còn Sao Hỏa thậm chí có nước đóng băng... nhưng Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có thể tạo ra cầu vồng - ít nhất cho đến lúc này ta biết được. Đó là bởi Trái Đất là hành tinh duy nhất có nước rơi từ khí quyển (nước mưa) nhất quán và ánh sáng trực tiếp.

Một thực tế khác: trên bề mặt Sao Thổ, khoảng 1000 tấn mưa kim cương từ trên trời trút xuống hàng năm!

6. Người Hy Lạp và La Mã cho rằng cầu vồng là đường đi của các vị thần

Thời cổ đại, nữ thần Hy Lạp Iris (Arcus trong thần thoại La Mã) là hiện thân của cầu vồng, với rất nhiều tác phẩm nghệ thuật miêu tả cô mang hình dạng một cầu vồng.

Cũng theo thần thoại Hy Lạp, Iris, nữ thần có cùng địa vị với vị thần thiên sứ Hermes thường dùng chiếc bình của mình múc nước và mang lên những đám mây để tạo ra cầu vồng. Cầu vồng của cô sau đó trở thành một chiếc cầu nối đỉnh Olympus, nơi các vị nữ và nam thần sinh sống, với Trái Đất.

Tất nhiên, từ nhiều thế kỷ qua, cầu vồng đã được giải thích theo khoa học - chúng ta biết cầu vồng không phải là một cây cầu thật nối thiên đường với mặt đất! Nhưng, chắc chắn nó tạo ra một câu chuyện tuyệt vời.

7. Cầu vồng tồn tại lâu nhất được quan sát kéo dài gần 9 tiếng

Trung bình, cầu vồng có thể quan sát trong khoảng thời gian không quá một tiếng. Tuy nhiên, năm 2017, các sinh viên và giảng viên của Trường Đại học văn hóa Trung Hoa, nằm trên đỉnh những dải núi cao ở thành phố Đài Bắc, Đài Loan, quan sát thầy một cầu vồng tồn tại 8 tiếng 58 phút, từ 6:57 phút sáng tới tận 3:55 phút chiều

Trước đó, cầu vồng tồn tại lâu nhất được trông thấy tại thành phố Sheffield, nước Anh. Cầu vồng đó được tổ chức Kỷ Lục Guinness Thế giới ghi nhận, tồn tại từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều.

8. Hai người không nhìn thấy cầu vồng giống hệt nhau

Nếu bạn cùng một người bạn đang đứng cạnh nhau ngắm cầu vồng, bạn sẽ không trông thấy cầu vồng giống hệt bạn mình! Đó là bởi cầu vồng không hữu hình về mặt vật lý mà chắc chắn chỉ là một hiện tượng quang học và hình dạng của nó - hình thù chính xác của nó, vòng cung và độ lớn các dải màu của nó - sẽ có chút khác biệt tùy thuộc vào mắt của người chứng kiến.
Chuyên mục: