Trái Đất nằm trong một bong bóng rộng 1000 năm ánh sáng, nơi sản sinh ra những ngôi sao mới

Bắt đầu từ khoảng 14 triệu năm về trước, hơn một chục ngôi sao gần Mặt Trời đã lụi tàn thành các siêu tân tinh ngoạn mục. Những vụ nổ vẫn đang tiếp diễn này đã thải ra một đợt sóng xung kích cuốn khí và bụi lại thành đống, kết quả là đã tạo ra những vườn ươm cho những ngôi sao mới ‘sinh’ dọc theo các rìa của chiếc vỏ rộng 1000 năm ánh sáng, đang mở rộng. Mặt Trời, cách các siêu tân tinh này khoảng 1000 năm ánh sáng khi tất cả những điều này bắt đầu hình thành, đã tiến vào chiếc vỏ mày 5 triệu năm trước và giờ đang ở gần trung tâm của nó.

Đây là bức tranh đồ họa của Catherine Zucker (Đại học Havard và Viện Khoa Học Kính Thiên Văn Vũ Trụ) cùng các đồng nghiệp đã dựng lên trong một nghiên cứu được xuất bản trên tạp trí Nature ngày 12 tháng 1.


Họ đang hoàn thiện một giải thích được nghiên cứu kỹ lưỡng cho Bong bóng cục bộ, một khoang khí nóng thưa thớt quanh Mặt Trời này. Suốt 4 thập kỷ qua, các nhà thiên văn học đưa giả thuyết rằng các siêu tân tinh đó đã làm vỡ bong bóng này. Giờ thì, đội nghiên cứu của Zucker đã sử dụng các dữ liệu từ vệ tinh Gaia của Cơ Quan Vũ Trụ Châu Âu để khám phá vị trí, hình dạng, sự vận động chính xác của khí và các sao trong vùng cách Mặt Trời trong vòng 650 năm ánh sáng.

Khi tất cả các dữ liệu đó được đưa lên phần mềm biểu diễn trực quan, phản ứng của họ đi từ hoan hỉ đến kinh ngạc: Họ phát hiện ra rằng gần như tất cả các vườn ươm sao đều ở gần Mặt Trời – các chòm sao Ophiuchus (Xà Phu), chòm sao Lupus (Sài Lang), tinh vân Pipe (Thiên Tẩu), Chameleon (Yển Đình) chòm sao Musca (Thương Đăng), chòm Corona Australis (Nam Miện) và Đám mây phân tử Taurus (Kim Ngưu) – nằm trên bề mặt nhấp nhô của Bong Bóng Cục Bộ này. Trong bong bóng này có những ngôi sao già hơn nhưng về cơ bản không có ngôi sao nào trẻ hơn 50 triệu năm, Zucker cho hay.

Vì sóng sung kích mà vụ nổ siêu tân tinh sẽ nén khí lại khi chúng cuốn nó thành đống, làm kích thích những đợt hình thành sao mới dọc theo rìa của bong bóng này. Dựa vào kích thước của bụi trên bề mặt của chiếc vỏ này ngày nay, các nhà thiên văn học ước tính được rằng sóng sung kích đã thu thập được một lượng bụi lớn hơn 1 triệu lượng bụi của Mặt Trời.

“Các dữ liệu và việc thể hiện trực quan được nó ủng hộ mạnh mẽ ý niệm về sự khởi động hình thành sao trong vỏ Bong Bóng Cục Bộ này,” Dieter Breitschwerdt (Viện Kỹ thuật Berlin), người không liên quan đến nghiên cứu này cho biết.

Bằng cách theo dõi các chuyển động 3D (3 chiều) của các chòm sao trên vỏ của Bong Bóng Cục Bộ, Zucker và các đồng nghiệp có thể theo dõi các chuyển động của chúng ngược thời gian để xác định được nguồn gốc của Bong Bóng Cục Bộ theo không gian và thời gian. Họ nhận diện được 2 chòm sao: Upper Centaurus Lupus (Thượng Sài Lang Bán Nhân Mã) và Lower Centaurus Crux (Hạ Nam Thập Tự Bán Nhân Mã), chắc chắn là nguồn gốc các siêu tân tinh ban đầu, nó xuất hiện trong khoảng thời gian từ 13,6 triệu năm đến 15,1 triệu năm trước, đã được chứng thực bởi những phát hiện trước đó.
Chuyên mục: