Các nhà thiên văn học đã thông báo việc phát hiện một mặt trăng siêu lớn đang quay quanh một hành tinh có kích thước bằng Sao Mộc bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Nếu được xác thực, phát hiện này có nghĩa rằng các mặt trăng ngoại hệ cũng phổ biến trong vũ trụ như các hành tinh ngoại hệ và dù to hay nhỏ thì các mặt trăng là một điểm đặc trưng của các hệ hành tinh. Tuy vậy vẫn còn phải chờ lâu. Phát hiện về mặt trăng ngoại hệ đầu tiên từ 4 năm trước vẫn còn đang đợi được thừa nhận và việc thẩm tra ứng viên mới nhất vừa lâu lại vừa lôi thôi.
Phát hiện này được xuất bản trên tạp chí Nature Astronomy, bởi nhà thiên văn David Kipping cùng các đồng nghiệp tại Trường Đại Học Columbia với báo cáo về ứng viên mặt trăng ngoại hệ đầu tiên vào năm 2018.
Đội tìm kiếm phát hiện thấy ứng viên mặt trăng ngoại hệ khổng lồ này đang quay quanh hành tinh Kepler 1708b, một hành tinh cách Trái Đất 5.500 năm ánh sáng theo hướng các chòm sao Cygnus (Thiên Nga) và Lyra (Thiên Cầm). Ứng viên mới này nhỏ hơn khoảng 1/3 mặt trăng có kích thước bằng sao Hải Vương mà Kipping cùng các đồng nghiệp đã tìm thấy trước đó đang quay quanh một hành tinh có kích thước bằng Sao Mộc, Kepler 1625b.
Cả hai siêu trăng này chắc chắn có cấu tạo từ khí đã tích tụ bởi lực hút được sinh ra bởi kích thước khổng lồ của chúng, Kipping cho hay. Nếu giả thuyết của một nhà thiên văn học đưa ra là đúng thì các mặt trăng này đã từng bắt đầu ra đời như các hành tinh, chỉ bị kéo ra khỏi quỹ đạo của một hành tinh còn lớn hơn như Kepler 1625b hoặc 1708b.
Cả hai mặt trăng đều nằm cách ra sao chủ, nơi lực hút chưa đủ lớn để có thể hút các hành tinh và laoij bỏ các mặt trăng của chúng. Thực tế là, các nhà nghiên cứu nhắm đến các hành tinh khí lớn, lạnh trên các quỹ đạo rộng lớn vì tương tự trong hệ mặt trời của chúng ta, Sao Mộc và Sao Thổ mỗi hành tinh có tới hơn 100 mặt trăng.
Các mặt trăng ngoại hệ thu hút các nhà thiên văn vì các lý do tương tự việc tìm kiếm các hành tinh ngoại hệ. Chúng có khả năng tiết lộ việc sự sống đã xuất hiện thế nào và từ đâu trong vũ trụ. Chúng cũng là những vật hiếm theo đúng nghĩa và các nhà thiên văn muốn biết các mặt trăng ngoại hệ này được hình thành thế nào, liệu có duy trì sự sống không và chúng đóng vai trò thế nào, nếu có thể, trong việc góp phần làm cho các hành tinh chủ có thể ở được.